Tìm hiểu triệu chứng và điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu

0
816

Bệnh ký sinh trùng đường màu là một bệnh khá mới, thường xảy ra ở gà, vịt, trâu, bò,… Kê sư cần trang bị thêm cho bản thân kinh nghiệm điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu. Cũng như triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà, để phát hiện bệnh và có phương án chữa trị kịp thời. Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây chưa nào?

Xem thêm:

Tìm hiểu bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Nguyên nhân bệnh

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn được biết đến là bệnh sốt rét. Nó thường xảy ra vào mùa nóng ẩm. Một điều may mắn là mặc dù thuộc dòng bệnh truyền nhiễm nhưng tốc độ lây lan rất chậm. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong cao nếu mắc bệnh và không có phương pháp điều trị kịp thời, 70% đối với gà con và 5 – 20% đối với gà đá ở giai đoạn trưởng thành.

điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu
Muỗi vằn, dĩn là vật trung gian gây ra bệnh ký sinh trùng đường máu

Muỗi vằn và dĩn (loại côn trùng nhỏ li ti, có cánh, thường sống ở những nơi có cây cối rậm rạp, ẩm thấp) là loài vật trung gian gây ra bệnh truyền nhiễm ở gà.

Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà chia làm nhiều cấp độ khác nhau. Ở từng giai đoạn sẽ có các biểu hiện cụ thể, nếu kê sư phát hiện kịp thời có thể giảm tỷ lệ tử vong.

– Thể cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 7 – 12 ngày. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất là gà bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, mào tái nhợt, miệng chảy nước, tiêu chảy. Đến ngày thứ 13 – 14 thì chết không rõ nguyên nhân. Có nhiều con còn bị hộc máu ở miệng, mũi,…

– Thể mãn tính: Đối với gà đá trưởng thành có sức đề kháng tốt thường thì bệnh sẽ bước vào giai đoạn mãn tính. Dấu hiệu để nhận biết là gà chậm lớn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, đi phân loãng – lẫn phân xanh. Riêng với gà mái sẽ xuất hiện tình trạng sản lượng trứng giảm, thậm chí là tắt đẻ, có biểu hiện liệt chân.

Hướng dẫn phòng & điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu

Điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu

Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà, đó là METHOCIN hoặc DAIMENTION. Kê sư chỉ cần sử dụng theo liều lượng mà nhà sản xuất đưa ra. Lưu ý là áp dụng liên tục trong vòng 5 – 7 ngày, đến khi gà khỏe lại, các triệu chứng giảm dần.

điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu
METHOCIN

Đặc biệt trong giai đoạn này cần chú ý khẩu phần ăn của chiến kê, nên ưu tiên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa. Có thể ngâm thóc qua nước hoặc cho ăn cơm trắng.

Phòng bệnh ký sinh trùng ở gà

Như đã nói ở trên, nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh trùng ở gà là do vật trung gian – muỗi vằn, dĩn gây ra. Do đó cần đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, nên phun thuốc sát trùng định kỳ.

Ngoài ra có thể treo sả ở góc chuồng để đuổi ruồi muỗi đi. Nếu quanh chuồng có bụi rậm nên đốn và dọn dẹp sạch sẽ.

Bên cạnh đó có thể cho gà uống chất điện giải cũng như vitamin để tăng cường sức khỏe. Dùng SORBITOL hoặc LIVERCIN, pha với 1ml/ lít nước và cho uống hàng ngày, mục đích là để tăng cường chức năng gan, giải độc thận và gan.

điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu
SORBITOL

Phương pháp điều trị gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu trên hy vọng đã giúp anh em có thêm những kiến thức hữu ích. Đừng quên để lại đánh giá cũng như cảm nhận của bạn cho chúng tôi ở phía dưới bài viết!