Gà không chịu đá do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân và cách trị

0
1405

Với các kê sư nuôi gà đá thì một trong những căn bệnh khiến nhiều người lo lắng nhất đó là gà không chịu đá. Khi tham gia đá gà trực tiếp chắc chắn sẽ thua ngay. Vậy lý do gì gà không đá? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?… Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì thông tin dưới bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng nhất.

4 lý do gà không chiu đá

Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà không chịu đá, trong đó có 4 lý do chính và phổ biến nhất, có thể kể đến như:

Gà bị đau chân

Nguyên nhân đầu tiên khiến gà chẳng buồn đá đó là do bị đau chân. Việc tập luyện với cường độ nhiều hoặc chuồng nuôi, nơi tập trên sân bê tông,… là một trong những nguyên nhân khiến chân gà bị thương.

gà không chịu đá
Gà bị đau chân do luyện tập hoặc đất chuồng nuôi quá cứng

Bên cạnh đó còn phải nói đến trường hợp gà tham gia đá trường về, chân bị sưng – tấy – có vết rách,.. nhưng kê sư không để ý và điều trị ngay từ đầu, khiến vết thương nặng hơn.

Gà thay lông không chịu đá

Trong vòng đời của một chiến kê, quá trình thay lông diễn ra rất nhiều, nhất là trong thời điểm giao mùa – tiết trời lạnh dần. Khi gà thay lông dường như sức khỏe của chúng yếu hơn, ủ rũ,… đây cũng là khoảng thời gian mà các kê sư chăm sóc rất nghiêm ngặt để gà không bị bệnh, đảm bảo dinh dưỡng để chúng ra lông mới và sức khỏe tốt hơn.

Do đó nếu thấy chiến kê của bạn không chịu đá, nguyên nhân có thể là do chúng đang bước vào giai đoạn thay lông.

Đối thủ “nặng ký”

Gà có tập tính đá nhau ngay từ khi còn nhỏ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng “bất chấp” tranh tài với những chiến kê “nặng ký” hơn mình.

gà không chịu đá
Đối thủ quá “mạnh” cũng là nguyên nhân khiến gà không đá

Cũng giống như con người, gà cũng có linh cảm nhận biết đối thủ mạnh. Khi đứng trước một con gà có cân nặng lớn hơn, khả năng chiến đấu cao hơn, kinh nghiệm dày dặn hơn,.. chúng tự nhiên sẽ có “áp lực” và không dám đá, thậm chí là bỏ chạy sau khi đá vài chân. Đối với trường hợp này, nếu kê sư tiếc gà nên nhận thua hoặc ngay từ ban đầu nên tham khảo đối thủ, nếu không gà của bạn có thể bị đánh chết ngay trên sàn thi đấu.

Gà không chịu đá do chứa có kinh nghiệm “chiến đấu”

Gà được nuôi nhốt từ nhỏ đến lớn, không được tập luyện, không được “cọ sát” với những chiến kê vừa tầm sẽ khiến chúng không có kinh nghiệm trong chiến đấu. Khi ra trường chúng khá nhát và không chịu đá.

>>> Xem thêm: Cách nuôi gà không bị bệnh nhờ tỏi, tại sao không?

Cách khắc phục gà không bị đá đơn giản, hiệu quả

Tương ứng với từng nguyên nhân khiến gà không chịu đá sẽ có cách khắc phục riêng, cụ thể:

– Gà bị đau chân: Với trường hợp này các kê sư nên tìm cách chữa bệnh trước rồi mới tính đến chuyện ra trường hay thi đấu. Phải xem xét tình trạng gà bị đau chân do đấu rồi tìm cách khắc phục. Nếu do tập luyện quá nhiều thì giảm cường độ lại, thường xuyên xoa bóp chân cho gà sau quá trình luyện tập. Hay đổ một lớp cát mịn dày 0.5m trong chuồng để chân gà không bị chai, sần trong quá trình nuôi.

– Gà thay lông: Các kê sư nên tập trung bổ sung dinh dưỡng cho gà chiến để quá trình thay lông hoàn tất, sau đó mới cho tập luyện trở lại rồi ra trường bình thường.

gà không chịu đá
Trị gà không đá bằng cách tìm hiểu nguyên nhân

– Gặp đối thủ “nặng ký”: Kê sư nên tìm hiểu rõ đối thủ của chiến kê trước khi cho thi đấu. Nếu đối thủ của chiến kê có số ký quá cao thì không nên mạo hiểm cho ra trường, vì tỷ lệ chiến thắng chỉ 30% mà thôi.

– Gà không có kinh nghiệm thi đấu: Gà từ 9 đến 10 tháng tuổi nên cho tập luyện để rèn luyện kỹ năng, đến 11 tháng tuổi ra trường thi đấu là vữa đẹp.

Như đã nói ở trên, gà có tập tính đá nhau ngay từ khi còn nhỏ, nên hiện tượng gà không chịu đá là cực kỳ vô lý. Vậy nên hãy tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục trước khi cho gà ra trường nhé!