Gà bị yếu chân: Nguyên nhân, cách chữa và các bài tập phù hợp

0
675

Gà bị yếu chân xác định ra trường cơ hội giành chiến thắng rất thấp. Vậy nên trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân và chữa gà yếu chân, rồi mới cho tham gia đá gà trực tiếp. Cùng điểm qua các dấu hiệu cho thấy gà của bạn đang bị yếu chân.

Gà bị yếu chân nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu chân ở gà, trong đó có thể kể đến như:

– Gà bị đau chân do va đập vào tường, nền xi măng hay cây cối trong quá trình đi lại, đá gà.

– Do chưa được tập luyện.

– Thiếu dinh dưỡng trong ăn uống, phát triển chưa tốt.

– Do bị bệnh liên quan tới chân như lậu đế, đậu,…

– Di truyền từ tình trạng yếu chân của bố hoặc mẹ.

gà bị yếu chân
Gà yếu chân biểu hiện đứng không vững

Ở mỗi nguyên nhân sẽ có cách chữa trị khác nhau, nhìn chung việc nhận thấy tình trạng bệnh của gà càng sớm thì việc chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Dấu hiệu cho thấy gà bị yếu chân

Không giống như những căn bệnh khác, gà bị yếu chân dễ dàng nhận biết qua cách đi đứng của chiến kê, cụ thể như:

– Gà đứng không vững, khi đi lảo đảo hoặc di chuyển khá chậm.

– Cơ chân không đủ khỏe để nâng đỡ cơ thể, dễ té.

– Ít hoạt động, đi lại, đi vài bước lại lảo đảo, có vẻ mệt mỏi.

– Gà đi cà nhắc hoặc khập khễnh, bước không đều.

– Gà đến tuổi ra trường nhưng đánh không có lực.

Sau một thời gian dài không có phương pháp điều trị kịp thời gà có thể bị liệt, không đi lại được,…

>>> Xem thêm: Bệnh phổi ở gà: Cách chữa trị và phòng chống bệnh hiệu quả

Gà bị yếu chân và cách chữa trị hiệu quả

Như đã nói rõ ở trên, ở mỗi nguyên nhân sẽ có cách chữa trị khác nhau, đầu tiên cần phải xác định được lý do gà yếu chân, sau đó mới áp dụng phương pháp chữa tương ứng.

Gà bị yếu do ngã, đạp phải đồ vật cứng trong quá trình đi lại, thi đấu

Đầu tiên phải xác định tình trạng của vết thương, có thể nhận thấy qua vết rách hoặc xưng to. Cần phải xử lý vết thương để tránh nhiễm khuẩn, cần thiết có thể chụp X quang, bó bột gãy chân để chắc chắn.

Trong quá trình chăm sóc gà bị bệnh, cần cho ngủ trong giỏ một đêm hoặc cho nằm trong chuồng có diện tích càng hẹp càng tốt, nhằm hạn chế sự di chuyển của gà, giúp vết thương mau lành hơn.

gà bị yếu chân
Gà bị yếu do quá trình thi đấu về bị trúng cựa

Dinh dưỡng chưa phù hợp

Chế độ dinh dưỡng của gà cực kỳ quan trọng, nó sẽ quyết định gà chiến của bạn có đủ sức khỏe hay không. Nếu gà của bạn ngoài yếu chân, cơ thể còn gầy gò, ốm yếu thì cần thay đổi khẩu phần ăn ngay để tăng sức đề kháng.

Cần đảm bảo cho gà tăng cân trước, ngoài cho ăn thóc, cám thì nên bổ sung thêm các loại mồi như lươn, trạch, thịt bò, trứng, giun, dế,… để tăng độ sung và máu chiến. Bên cạnh đó cần cho ún vitamin, khoáng chất và chất điện giải để tăng sức đề kháng.

Gà bị yếu chân do bệnh tật để lại

Nếu trong khoảng thời gian gà bị yếu chân do bệnh thì đây là điều bình thường, cần tập trung chữa bệnh cho chiến kê trước. Nhưng nếu do bệnh tật để lại thì cái này được xếp vào vấn đề sức khỏe, cần tăng cường thể lực cho gà.

Các bài tập luyện dành cho gà bị yếu chân

– Chạy chuồng, tập chuồng quầng, chuồng bay

– Thả lang đi bộ

– Đeo tạ chân cho gà

– Vần hơi

– …

gà bị yếu chân
Thả gà đi lang để rèn luyện sức bền cho chân

Các bài luyện tập cần áp dụng một cách từ từ nhưng đều đặn, sau khi gà khỏe thì tăng dần theo thời gian. Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, kê sư có gặp phải tình trạng gà bị yếu chân cũng sẽ biết cách giải quyết. Chúc bạn thành công!