Nguyên nhân gà bị rót là một trong những vấn đề được rất nhiều kê sư quan tâm. Gà rót thường không chịu đá, không cự,… mà mang đi tham gia đá gà trực tiếp thì coi như xử thua ngay. Vậy cách chữa trị khi gà bị rót như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gà bị rót không phải ai cũng biết
Trong dân gian thì bệnh rót ở gà có rất nhiều cách gọi khác nhau như tót, gót,… thường thì do vấn đề vùng miền hoặc cách đọc, nhưng đúng nhất gọi là rót.
Cách để nhận biết gà bị rót đó là khi xổ hai con với nhau, con bị rót sẽ ngoắc mặt sang một bên, không đá, không cự, không chạy…
Có hai trường hợp gà bị rót, thứ nhất – gà đi trường về bị rót: đối với những con gà này tốt nhất bạn nên bỏ, chữa không được, mà dù có chữa được thì sau này đi đá cũng vậy, tốn thời gian lẫn công sức. Thứ hai – gà đi trường về, ăn vài ván thì bị rót: đối với trường hợp này thì chữa được.
Nguyên nhân gà bị rót có thể kể đến như:
- Gà thay lông
- Bạn trị tang không hết
- Gà tơ bị đá đòn nặng khi xổ hoặc ra trường rồi bị rót
- ….
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn gà tre vảy rồng đá cựa sắt hay
Cách chữa trị hiệu quả thông qua từng nguyên nhân gà bị rót
Cũng giống như khi anh em bị đau vậy, phải tìm hiểu đúng nguyên nhân thì uống thuốc mới bớt. Với gà bị rót cũng vậy, phải xem xem nguyên nhân gà bị rót do đâu để có bài thuốc chữa trị tương ứng, cụ thể:
Gà tơ bị rót dù chưa ra trường, xổ
Đối với trường hợp gà tơ bị rót dù chưa xổ hay ra trường đá cái nào thì nguyên nhân thường do gà bị soi bội (bạn để gà gần con khác, hai con cọ mỏ với nhau), chuyển sang suy rồi bị rót.
Gà bị rót do xổ quá sớm
Nhiều kê sư xổ gà quá sớm, mới có 5 – 6 tháng tuổi là mang đi xổ. Bản tính của gà là chúng thích đá nhau, vậy nên khi mang đi xổ chúng đá ầm ầm. Nhưng nếu chẳng may đụng độ với mấy con gà già, đã có kinh nghiệm trong thi đấu, bị cựa đâm trúng,… thì sẽ dẫn đến tình trạng đá vài chân rồi bỏ chạy, lâu dần chúng chuyển sang rót, không đá luôn.
Cách chữa gà bị rót
Đối với cả hai trường hợp trên thì cách chữa như sau, đầu tiên bạn cần “cách ly” con bị rót với những con gà đá khác, nhất là những con mà nó sợ, bằng cách dùng bạt che chắn quanh chuồng hoặc lồng, để cách xa những con gà khác ít nhất 2m. Tiếp đó bạn cho uống Mega B12, mỗi tuần uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày. Lấy ví dụ đơn giản là một tuần bạn cứ cho gà uống vào thứ 5 và chủ nhật là đảm bảo không nhầm đi đâu được.
Lưu ý với gà tre chỉ cho uống mỗi lần nửa viên. Phải chữa ít nhất 3 tuần – 1 tháng thì mới hết.
Ngoài việc cho sử dụng thuốc thì các kê sư nên bổ sung thêm mồi để tăng độ hung dữ cho gà bị rót. Bạn có thể cho ăn tôm hoặc thằn lằn, việc vô mồi ở giữa khoảng cách những ngày trống khi uống thuốc. Ví dụ thứ 5 uống thuốc thì thứ 6 hoặc thứ 7 cho ăn mồi, chủ nhật uống thuốc thì thứ 2 – thứ 3 – thứ 4 cho ăn mồi.
Dấu hiệu nhận biết gà bị rót tích cực hơn đó là gáy. Sau khi thấy gà đã khỏe và sung mãn trở lại thì trước khi mang đi xổ hay ra trường cần dành ít nhất 1 tuần – 10 ngày để gà quay trở lại với chế độ luyện tập ban đầu.
Anh em đã nắm được nguyên nhân gà bị rót và cách chữa chưa nào? Nếu áp dụng thì đừng quên chia sẻ thành quả cho chúng tôi nhé!