Hôm nay Xemdagacampuchia.com muốn chia sẻ với anh em cách phòng bệnh cho gà về chỗ lạ. Đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu định nghĩa “chỗ lạ” là gì? Có hay không nên phòng bệnh cho gà và cách phòng như thế nào?… Tìm hiểu ngay nhé!
Hướng dẫn cách phòng bệnh gà về chỗ lạ
Gà về chỗ lạ là gì?
Ví dụ bạn mua gà đá trưởng thành ở tỉnh Bình Dương, đem về nhà mình nuôi (ở Bến Tre) để chăm sóc trước khi cho ra trường, thì được gọi là chỗ lạ. Hiểu nôm na là di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, trong đó điều kiện môi trường, khí hậu, cách chăm sóc… khác nhau.
Mục đích phòng bệnh gà về chỗ lạ
Sở dĩ nên phòng bệnh cho gà về chỗ lạ là để nó không bị đau ốm, cũng giống như con người khi thay đổi chỗ sống sẽ bị đau lặt vặt dăm bữa nửa tháng mới quen dần rồi khỏi. Nhưng gà thì khác, việc chữa trị sẽ cực hơn, vậy nên ngay từ ban đầu nên phòng bệnh để không gặp những điều đáng tiếc.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gà bị rót và cách chữa mang lại hiệu quả cao
Cách phòng bệnh gà về chỗ lạ
Nói về thuốc phòng bệnh cho gà thì trên thị trường có rất nhiều, nhưng chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách dùng thuốc rẻ tiền nhất mà hiệu quả mang đến cực cao.
Bộ đôi không thể thiếu trong phòng bệnh cho gà có thể kể đến flosal và viêm ôn thanh. Cách dùng như sau:
– Gà dưới 0.5kg thì cho uống 1 viên, nhỏ 4 – 5 giọt flosal.
– Với gà trên 8 lạng trở lên thì cho uống 2 viên viêm ôn thanh và nhỏ vào miệng gà 4 – 5 giọt flosal, áp dụng liên tục 2 – 3 ngày.
– Với gà dưới 1.5kg thì cho uống 2 viên viêm ôn thanh, tăng flosal lên 4 – 5 giọt, cũng cho dùng trong 2 – 3 ngày.
– Gà trên 2kg thì cho uống 2 viên viêm ôn thanh và 6 – 7 giọt flosal.
– Gà từ 3kg trở lên thì tăng flosal lên 7 – 10 giọt, nhưng không thay đổi viêm ôn thanh – chỉ cho dùng 2 viên.
Lưu ý:
- Với gà nhỏ 2 – 3 tháng không cho uống viêm ôn thanh, chỉ nhỏ flosal
- Phòng bệnh thì chỉ áp dùng từ 2 – 3 ngày là được, riêng chữa bệnh thì mới kéo dài lên 4 – 5 ngày, thậm chí là 7 ngày.
Đảm bảo chế độ ăn uống cho chiến kê sau khi chuyển về chỗ lạ
Bên cạnh việc phòng bệnh gà về chỗ lạ thì chế độ ăn uống của gà cũng rất quan trọng. Nhiều con khi thay đổi thức ăn cũng bỏ ăn luôn, nếu kê sư không để ý sẽ chuyển sang suy, lâu dần bị rót, ảnh hưởng khi tham gia đá gà trực tiếp, chưa nói đến việc tỷ lệ chiến thắng không cao.
Do đó ban đầu nên giữ nguyên chế độ ăn uống của gà, nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi từ từ. Chẳng hạn như 3 tuần đầu giữ 90% thức ăn cũ, trộn 10% thức ăn mới. Qua tuần thứ 4 thì giữ 70% thức ăn cũ, trộn 30% thức ăn mới. Tuần thứ 5 thì giữ 50% thức ăn cũ, trộn 50% thức ăn mới. Tuần thứ 6 thì giữ 30% thức ăn cũ, trộn 70% thức ăn mới. Đến tuần thứ 7 thì có thể chuyển sang 100% thức ăn mớ theo cách chăm nuôi của bạn.
Ngoài ra cần đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh máng ăn máng uống. Nếu để ý sẽ thấy, chủ yếu là gà bị lây bệnh qua đường hô hấp và đường tiêu hóa – chúng mổ thức ăn trong chuồng và bị lây bệnh. Còn những căn bệnh nguy hiểm như tụ huyết trùng,… chủ yếu là theo mua hoặc theo đợt dịch. Đó là lý do vì sao cần sử dụng bộ đôi flosal và viêm ôn thanh để trị – phòng bệnh gà về chỗ lạ.