Trong quá trình nuôi gà đá hay cáp độ đá gà trực tiếp, bạn sẽ nghe những cụm từ hoặc từ rất khó hiểu, chúng thường được gọi là tiếng lóng trong nuôi gà. Nếu bạn thường rơi vào trạng thái, không hiểu người ta nói gì, thì hãy bổ sung ngay kiến thức dựa theo bài viết này nhé!
Tiếng lóng trong nuôi gà là gì?
Tiếng lóng được hiểu là những từ/ cụm từ được dùng phổ biến ở một khu vực hay tỉnh thành nào đó. Có thể hiểu nó như từ địa phương, và những người ở khu vực/ tỉnh thành khác sẽ khó mà hiểu được.
Những tiếng lóng trong nuôi gà thường thấy
Áp thổ: Ý chỉ một thế của gà đá và dường như chỉ xuất hiện ở gà dữ. Cụ thể chiến kê sẽ lấy đè cần cổ của mình lên cần cổ đối phương, sau đó dùng sức đè xuống cho ngang chân, tiếp đó đá thốc lên. Nếu đối phương bị kẹp chặt và trúng đòn thì khả năng bị gãy cần là rất cao.
Bồng nước: Tiếng lóng trong nuôi gà này hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như làm nước, cho nước,…. Thông thường trong một trận đá, sau khi hết 1 hiệp, chủ kê sẽ có khoảng 5 phút để làm nước, giúp gà thư giãn rồi vào trận sau. Mỗi người chăm sẽ có phương pháp làm nước riêng. Nhiều người có mánh nghề, tay giỏi, giúp chiến binh lấy lại sức ngay lập tức. Trong quá trình bồng nước, nếu gà có gặp các tình trạng như chảy máu, gãy mỏ,… thì phải biết cách xử lý ngay tại chỗ.
Gà cá sấu: Được xếp vào hàng linh kê, ai mà sở hữu thì cực kỳ may mắn, mang lại nhiều chiến thắng. Để nhận biết gà cá sấu, anh em có thể dựa vào tiếng kêu của chúng, dạng bị nghẹt, không ra hơi, nghe như tiếng cá sấu. Nhưng đừng nhầm lẫn với gà bị bệnh nhé!
Cản gà: Tiếng lóng trong nuôi gà này xuất hiện khá nhiều, nó hiểu đơn giản là cản cho gà trống không đạp mái. Nhất là ở thời điểm sắp ra trường, nếu gà đạp mái sẽ mất sức, không còn khả năng thi đấu nữa.
Cáp độ: Được xếp vào dòng tiếng lóng nhưng tin chắc anh em nào cũng hiểu từ này. Nó đơn giản là một cuộc so tài cao thấp giữa hai chiến kê có sự cân xứng về vóc dáng, cựa,…
Cần: Là từ gọi tắt của cần cổ gà. Rất nhiều kê sư tìm hiểu cách làm cần cổ gà to, vì khi ra đấu trường, nó cũng được xem như vũ khí giúp chiến kê giành ưu thế.
Cóng độ: Ý chỉ những con gà đã đến tuổi ra trường nhưng trước đó chưa từng xổ, nên khi thi đấu có phần lóng ngóng, không biết làm gì, dễ mất sức nhanh.
Gà cúp: Cúp ở đây nói về đuôi gà, chúng ngắn ngủn hoặc lông đuôi còi cọc. Có thể là bẩm sinh hoặc do gà mắc bệnh. Nhìn chung thì nhiều kê sư khuyến cáo không nên nuôi những con gà này vì đá không hay. Song cứ xổ thử, biết đâu lại là thần kê dị tướng.
Mau cựa: Nhằm nói đến gà tơ nhưng phần cựa đã lú dài, phát triển hơn so với độ tuổi.
Gà cựa: Từ lóng này có hai cách hiểu, một là gà đá cựa, hai là gà dùng để đá cựa. Trong đó: gà đá cựa ý chỉ những trận đá mà chiến kê sẽ được buộc thêm cựa sắt – cựa dao ở chân, tăng độ sát thương khi ra đấu trường. Còn gà dùng để đá cựa thường là những con gà nhiều lông, bao phủ từ đầu đến đuôi, vì lông dày nên nó sẽ giảm thiểu được mức độ tổn thương khi trúng đòn.
Chạng gà: Ở một số khu vực có thể gọi là trạng gà, ý chỉ chạng cân thi đấu của chiến kê. Thông thường sẽ có 3 chạng cơ bản, gồm: chạng nhất – chạng nhì – chạng ba hay chạng nặng: trên 4 kg, chạng vừa: trên 3 kg, chạng nhẹ: dưới 3 kg,…. Chạng thi đấu có thể thay đổi tùy vào sới gà hoặc quy định của khu vực nào đó.
Chạy lồng: Tiếng lóng trong nuôi gà này chỉ một dạng bài tập áp dụng khi nuôi gà đá. Cách thực hiện rất đơn giản, cho 1 chú gà phu vào trong bội, sau đó úp thêm 1 cái bội lớn bên ngoài, đảm bảo cho chiến kê bên ngoài với con bên trong không cọ mỏ được. Con gà bên ngoài sẽ tự động chạy quanh bội, nhằm tìm lỗ vào để chiến với con còn lại. Việc chạy liên tục như vậy không chỉ tăng sức bền mà còn giúp chúng tăng lực cho chân.
Chồng cựa: Cách này không có nhiều người dùng, nghĩa là lấy cựa của con gà thật nhưng đã chết, chồng lên cựa của con gà sống khi ra đấu trường. Trước kia người ta cho rằng cách này là phản cảm. Sau thì nhiều kê sư vẫn áp dụng, nhất là khi ra đấu trường, chiến binh bị rớt cựa, họ có thể dùng cựa này thay thế tạm thời và tiếp tục trận đấu.
Dầm cẳng: Mỗi kê sư sẽ có bài thuốc dầm cẳng riêng, để giúp chân của gà trở nên săn chắc hơn.
Vô dĩa: Tiếng lóng trong nuôi gà này còn được hiểu là vô vĩa, một thế đá của gà. Cụ thể gà sở hữu đòn lối này sẽ chui vào cánh của đối thủ để nghỉ ngơi, né đòn. Sau khi lấy lại sức, nó sẽ ngóc đầu ra khỏi nách rồi mổ vào cánh/ nách đối thủ. Khi đối phương có dấu hiệu mất sức chúng sẽ tiếp tục tung cú đá vào ức hoặc bầu diều để kết thúc trận đấu. Ngoài ra còn có vĩa tối và vĩa sáng.
Gà niền: Nghĩa là gà có dấu hiệu thua và chủ kê tuyên bố “thua non” để đảm bảo sức khỏe cho chiến kê rồi về nuôi lại.
Nước dưới: Hay còn gọi là kèo dưới, ý chỉ gà đá hay, chui dưới bụng đối thủ để tấn công.
Nước trên: Ý chỉ những con gà chỉ đá từ bầu diều hang cua trở lên. Phần lớn những khu vực này đều chứa tử huyệt, nếu đá trúng thì sẽ khiến đối thủ tử vong nhanh chóng.
Xới: Hay còn gọi là trường gà, đấu trường,… chủ yếu chỉ địa điểm diễn ra trận đá.
Kết luận
Phía trên chỉ là những tiếng lóng trong gà đá thông dụng hiện nay. Hy vọng với những anh em mới vô nghề sẽ dễ dàng theo kịp cũng như hiểu được đối phương/ chủ kê khác nói gì.
>>> Xem thêm: Bán gà nòi đòn 4kg có nên mua?