Đã xác định nuôi gà đá thì việc phối giống là không thể tránh khỏi, nhằm tạo nên những chiến binh tốt nhất. Tuy nhiên vấn đề lai cận huyết ở gà được rất nhiều kê sư quan tâm. Lai cận huyết không chỉ gây ra những hiểm họa khó lường mà con non cũng dễ bị bệnh tật hơn,… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách soi trứng gà bằng đèn pin đảm bảo chính xác
Bạn hiểu gì về tình trạng lai cận huyết ở gà?
Lai cận huyết ở gà là gì?
Chắc hẳn bạn đọc đã không còn xa lạ gì với việc lai cận huyết, đúng không nào? Cũng giống như ở người, lai cận huyết ở gà nghĩa là con trống và con mái dùng để phối giống có cùng bố, cùng mẹ.
Lai cận huyết ở gà gây ra nhiều nguy hiểm và hiểm họa khó lường, trong đó có thể kể đến như:
– Những con gà con rất dễ bị dị tật bẩm sinh, sức khỏe yếu,…
– Dị dạng
– Tuổi thọ giảm so với những con gà bình thường
– Hệ miễn dịch kém và dễ mắc bệnh hơn trong quá trình nuôi
– …
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lai cận huyết ở gà
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lai cận huyết ở gà đá chính là người nuôi không quan tâm đến vấn đề phối giống.
Khác với người chăm nuôi gà để thịt, nuôi gà đá cần phải đảm bảo từng chi tiết nhỏ nhất của chiến kê, nhất là trong việc lai tạo con non.
Trong một đàn gà phải chọn ra con mái tốt để phối giống và 2 – 3 con gà trống để lai tạo. Sau khi việc phối giống thành công thì tách gà ra nuôi riêng. Việc soi trứng gà để phân biệt trống mái rất quan trọng. Nếu diện tích chăm nuôi ít bạn nên soi ngay từ đầu để loại bỏ trứng mái, chỉ tập trung vào trứng trống.
Với gà đá thì phải cán mái ngay khi lớn, có như vậy mới không bị mất sức, tập trung vào việc thi đấu và có sức bền ổn định nhất.
Tất nhiên cũng có trường hợp “cố tình” lai cận huyết để tạo ra giống thuần chủng. Tuy nhiên nó chỉ đúng khi áp dụng vào vấn đề bảo tồn một giống loài nào đó, còn trong gà đá thì khác, chỉ càn đảm bảo có sức khỏe, sức bền là tốt nhất!
Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng lai cận huyết ở gà?
Đối với tình trạng lai cận huyết, bạn có thể giảm thiểu trường hợp này bằng cách kiểm soát đàn gà của mình một cách tốt nhất.
Việc phối giống phải đặt làm yếu tố quan trọng hàng đầu, quy trình lựa chọn gà để phối giống phải kiểm soát nghiêm ngặt. Cách tốt nhất đó là bạn chọn gà từ những đàn khác hoặc ở nơi khác để phối thì càng tốt.
Với cách này, bạn sẽ giảm thiểu 100% tình trạng lai cận huyết ở chiến kê, vừa đảm bảo khả năng di truyền tốt, đồng thời hạn chế những ngược điểm mà lai tạo cận huyết mang lại.
Ngoài ra còn có một cách nữa đó là phối dòng thuần chủng này với dòng thuần chủng khác, đảm bảo sẽ không có tình trạng cận huyết khi lai tạo.
Kết luận
Nhiều kê sư không quan tâm đến vấn đề lai giống, đó là lý do vì sao đời con thường khá yếu hoặc xuất hiện dị tật bẩm sinh dù cả bố lẫn mẹ đều bình thường.
Hãy tách nuôi riêng đối với những con gà dùng để phối giống và chiến kê dùng để tham gia đá gà trực tiếp – phục vụ cho mục đích giải trí lẫn vui chơi.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp kê sư hiểu rõ những hiểm họa khó lường từ việc lai cận huyết ở gà. Đừng quên chia sẻ các thông tin hay và hữu ích cho chúng tôi để được giải đáp và trao đổi tốt nhất nhé!