Gà nhiều cựa là đặc sản của xã Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao. Gà nhiều cựa nuôi sống chủ yếu trên vùng đồi núi cao, nhiệt độ tương đối thấp. Đặc biệt, loài gà này có khả năng chống chịu bệnh rất cao, màu sắc đẹp, thịt thơm, ngon.
Đặc điểm của loại gà này có màu hoa mơ pha với tím sẫm, hình dáng giống gà bình thường. Trọng lượng gà trưởng thành khoảng 1,5 – 1,8 kg. Cả gà trống và gà mái đều có cựa mềm. Với những đặc điểm nổi bật cùng hương vị thơm ngon của món gà này nên từ lâu nó đã trở thành đặc sản được giới sành ăn săn lùng làm quà biếu…
Nhưng làm sao để nuôi được loại gà này mang lại lợi nhuận kinh tế cao là câu hỏi được rất nhiều người muốn biết. Dưới đây là những kiến thức cơ bản trong kỹ thuật nuôi gà chín cựa.
Chọn giống
Chọn giống phải lựa những con có lông vàng, mượt. Để chọn được gà 9 cựa chuẩn, người mua nên kiểm tra gà bố mẹ trước, xem có phải là giống gà 9 cựa không? Nếu cả gà bố và gà mẹ đều gà giống 9 cựa, lại có cùng màu thì gà giống sau này lớn lên không những là thuần chủng mà còn có mẫu mã đẹp và giữ được những đặc tính tốt của bố mẹ.
Chuồng nuôi gà
Chuồng nuôi gà chín cựa cũng giống như nuôi gà thông thường không cần quá cầu kỳ. Bạn có thể tận dụng vật liệu đơn giản như tre, lá cọ, rạ… Và tùy thuộc vào lượng gà nuôi mà bố trí chuồng trại cho phù hợp. Nhưng dù ở điều kiện nào thì chỗ ở của gà phải luôn sạch sẽ và được khử trùng thường xuyên.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Nuôi gà chín cựa ngay từ khi chúng mời chào đời cũng tương đối vất vả. Bởi thời gian này chúng vẫn còn non yếu, nguồn dinh dưỡng chưa tự ăn nên người nuôi phải bỏ nhiều thời gian chăm sóc cẩn thận. Ở giai đoạn này, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho gà con tránh chuột, rắn bắt mất nên nuôi trong lồng với kích cỡ từ 1 m x 2 m x 0,9 m . Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1 cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao. Nếu không gian lạnh cần sưởi ấm cho gà bằng cách dùng bóng điện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà: tuần 1 : 31 – 340C; Tuần 2 : 29 – 310C; Tuần 3 : 26 – 290C và tuần 4 : 22 – 260C.
Sau khi gà con đã lớn có thể tự kiếm ăn nên nuôi trên nền chuồng có chất độn chuồng như chấu, dăm bào dày 7 – 10 cm và phun thuốc sát trùng. Dùng cót cao 50 – 70 cm để quây và nới rộng cót theo thời gian sinh trưởng của gà.
Dinh dưỡng
Trong những ngày đầu tiên nuôi gà, chỉ cho gà ăn tấm hoặc ngô nghiền nhuyễn. Từ ngày thứ hai trở đi cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dùng cho gà con. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn hỗn hợp trộn với thức ăn địa phương cho gà ăn. Nên nhớ chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống nước, nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-20 oC. Nếu bạn nuôi thả thì chúng cũng có thể tự tìm thức ăn như thóc, giun, dế và sâu bọ …
Phòng bệnh
Nuôi gà chín cựa thường bị bệnh tiêu chảy, rụng lông, nhiễm ký sinh trùng đường máu, bệnh chướng diều và bệnh đậu, nhất là dịch cúm cũng dễ lây nhiễm. Do đó để đề phòng tối đa giúp gà chín cựa khỏe mạnh nên vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc xin phòng chống.
Giá trị gà chín cựa
Thân hình gà chín cựa mảnh dẻ, rắn chắc. Thịt gà giòn, ngọt thanh, thịt màu nâu (không có thịt trắng các giống gà khác). Đặc biệt thịt gà chín cựa rất tốt cho xương khớp. 5-6 tháng tuổi gà trống bắt đầu trổ cánh tập gáy nặng 8 -9 lạng, gà mái nặng 7-8 lạng bắt đầu nhảy ổ. Gà trưởng thành giao động 1.8 – 2.1kg. Với nguồn dinh dưỡng mà gà chín cựa đem lại đây sẽ là mô hình chăn nuôi hứa hẹn nhiều lợi nhuận cho người nuôi kiếm tiền tỷ mỗi năm.