Huấn Luyện Gà Đá Cựa Sắt

0
10410
huấn luyện gà đá
huấn luyện gà đá

Với những ai đam mê trò đá gà cựa sắt hay gà đá thì luôn muốn sở hữu cho mình một chú chiến kê khỏe mạnh và có những miếng đòn đá hay khiến đối phương bại dưới chân. Để làm được như vậy thì đòi hỏi các sư kê phải có phương pháp tập luyện kỹ càng. Dưới đây là cách huấn luyện gà đòn cực hay mời các bạn tham khảo.

1. Kỹ thuật vào nghệ

Thực ra để chiến kê của bạn có sức chịu những đòn hiểm và có khả năng phát lực khi tung đá hay để cơ thể săn chắc phụ thuộc rất rất nhiều ở kỹ thuật này. Đầu tiền, bạn dùng nghệ trong miền nam nấu với muối, có thể là phèn chua hay một số thuốc đặc dụng, cứ nấu cho tới khi độ sánh tốt là ổn. Tiếp theo, hãy dùng cọ hoặc bàn chải để bôi lên khắp thân thể của gà. Và nếu ai chưa ghi nhớ 2 lưu ý sau đây, cần tìm hiểu lại về cách nuôi gà đá lực mạnh lần nữa:

  • Phải vào nghệ nhiều ở những vùng mà gà hay dính đòn ví dụ như mặt, đầu,lưng, cổ, cánh, hốc nách, ngực, vai… và không ngoại trừ những vùng thường tích mỡ như gầm bụng, mông v.v..
  • Riêng khoeo gối và phần đùi thì vào nghệ nhạt bớt, vào nhật là bởi vì để tránh trường hợp gà bị cứng cựa không thể đá được.

2. Cách ra nghệ cho gà chọi đòn

Nếu đã áp dụng xong kỹ thuật vào nghệ trên khoảng 6 tiếng thì bạn cần phải tiến hành công đoạn “ra nghệ”. Việc này được chia ra làm 3 lần như sau:

  • Lần 1: Phun nước chè đồng thời dùng tay xoa cho bớt nghệ.
  • Lần 2: (Sau lần 4 tiếng) Tiếp tục phun nước chè và cũng xoa đều cho bớt nghệ.
  • Lần 3: Trước khi ra nghệ, tiến hành tập quay thóc cho gà, sau đó cho ra nghệ bằng cách om chè tươi xong phun tắm khô cùng rượu hay cùng nước đun sôi để nguội.

3. Quần sương dãi nắng

Quần sương – dãi nắng là 1 hình thức khổ luyện giúp gà sở hữu sự chịu đựng dẻo dai. Chiến kê của bạn phải trải qua những thời tiết khắc nghiệt, dù nắng nóng hay mưa lạnh hay , thậm chí cả khi sương dày đặc thì gà vẫn bắt buộc phải phơi mình luyện tập để có được một sức khỏe đột phá và khả năng chịu được những đòn nặng.

Hằng ngày, bạn nên cho gà dãi nắng khoảng 60 phút buổi trưa. Tuy nhiên, trong quá trình phơi nắng, phải đặt gà trên nền ẩm, mát và để trong lồng một cốc nước. Còn nếu như thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao khoảng 34 tới 35 độ thì trước khi phơi, bạn nên cho gà uống thêm một chút sâm để đảm bảo sức khỏe.

4. Cách om chườm luyện gà chọi đòn

Om chườm là một kỹ thuật nuôi gà chọi quan trọng mà BioSpring không thể bỏ qua trong bài viết hướng dẫn cách nuôi gà đá bởi nó giúp làm tăng sức bền, tăng khả năng chịu đòn, tăng lực đá và giúp cho cơ thể gà được săn chắc hơn.

Để có được 1 nồi om chuẩn, bạn tiến hành nấu nước sôi với củ nghệ, ngải cứu, cau khô và muối. Sau đó, tiến hành om nóng khoảng 10 tới 15 phút và thực hiện tiếp các thao tác om chườm trên cơ thể gà. Đặc biệt lưu ý sau khi nấu xong, không được để quá 4 ngày.

5. Cho gà chạy bộ

Bước đầu của cách huấn luyện gà chọi đá đòn có một thể thực sung mãn cần phải cho gà chạy bộ để có một đôi chân khỏe, một cơ đùi săn chắc. Một sức bền tốt để đấu với những trận đấu căng go nhất.

  • Thời điểm chạy bộ: sáng từ 6h đến 7h.
  • Thời gian: từ 15- 30 phút/ngày.
  • Cách huấn luyện: Sử dụng một con gà giả hoặc một con gà thật treo gà lên một cái vòng tròn, sau đó quay vòng từ từ cho chú gà muốn luyện thể lực chay theo chú gà kia.

6. Quay thóc

  • Phương pháp huấn luyện này rất đơn giản, cầm gáo thóc nhử chú gà đang đói chạy xoay tròn tại chỗ để rèn luyện sức chạy.
  • Mỗi ngày các sư kê nên rèn luyện số vòng quay thóc và chạy lồng là 110 vòng.
  • Ví dụ: Hôm nay chạy lồng khoảng 70 vòng thì số vòng quay thóc sẽ là 110 – 70 vòng = 40 vòng quay thóc.
  • Với 40 vòng quay thóc đó, các sư kê luyện tập 20 vòng quay tại chỗ theo chiều kim đồng hồ, 20 vòng ngược chiều kim đồng hồ.
  • Mục đích của phương pháp huấn luyện quay thóc là giúp chúng có một đôi chân nhanh nhẹn và khỏe mạnh.
  • Các sư kê cũng lưu ý, vào những ngày cuối của kỳ tập nên giảm số vòng tập xuống còn khoảng 80 vòng tập để tránh các chú chiến kê của mình bị mỏi nhé.

7. Uốn Nắn Cho Gà

  • Lắc cần cổ sang 2 bên, sau trước
  • Giật nhẹ cánh xuống để gà tự giật trở lại vị trí ban đầu
  • Vuốt cánh treo gà lên và thả xuống từng nhịp nhẹ nhàng
  • Tập gà đi tấn gối sát đất
  • Dùng 1 tay chắn ngang diều còn 1 tay đập nhẹ vào lung và vào hông để cho gà tập trường đẩy.
  • Để dọc cánh tay khoác vào cần, vai quay tay từ từ cho gà tự xoay theo.
  • Kéo hàm mỏ dưới, bật tay cho mỏ ngậm trở lại

Với cách huấn luyện gà chọi vừa được chia sẻ bên trên, hi vọng sẽ mang lại thật nhiều kiến thức hay có ích cho những ai đam mê nuôi gà chọi. Sở hữu được chú gà có thần thái và khả năng chiến đấu như mình mong muốn.

REVIEW OVERVIEW
Đánh giá
Previous articleChạng gà trong đá gà cựa sắt
Next articleCách Trị Mạc (bọ) Cho Gà Đá Hiệu Qủa không dùng thuốc
huan-luyen-ga-da-cua-satVới những ai đam mê trò đá gà cựa sắt hay gà đá thì luôn muốn sở hữu cho mình một chú chiến kê khỏe mạnh và có những miếng đòn đá hay khiến đối phương bại dưới chân. Để làm được như vậy thì đòi hỏi các sư kê phải có phương pháp tập luyện kỹ càng. Dưới đây là cách huấn luyện gà đòn cực hay mời các bạn tham khảo.