Gà lúc đá lúc không hay còn được biết đến với cách gọi khác là gà vỡ đòn. Như thế nào gọi là gà vỡ đòn? Nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục thế nào?…. Bài viết dưới đây sẽ giúp anh em kê sư có thêm thông tin hữu ích!
Gà lúc đá lúc không là gì?
Gà lúc đá lúc không hay gà vỡ đòn được hiểu đơn giản là việc gà sợ đòn, khi tham gia đá gà trực tiếp – cáp độ dễ bỏ chạy khi thi đấu hoặc khi gặp đối thủ.
Đối với gà đá cựa thì tình trạng vỡ đòn cực kỳ nguy hiểm và bất lợi cho cả kê sư lẫn chiến kê. Cụ thể:
– Với kê sư cơ hội chiến thắng lúc này cực kỳ thấp.
– Với chiến kê, nếu chẳng may gặp phải đối thủ mạnh và máu chiến thì cơ hội chết trên sàn là rất cao.
Cách nhận biết gà lúc đá lúc không?
Đối với tình trạng gà lúc đá lúc không, nhận biết càng sớm càng tốt. Thứ nhất là kê sư có thể chữa – khắc phục nhanh chóng. Thứ hai nếu tình trạng quá nặng sẽ không cần tốn thời gian cũng như công sức để nuôi dưỡng. Thứ ba nếu chữa được thì cơ hội chiến thắng khi thi đấu rất cao.
Bạn có thể nhận biết gà bị vỡ đòn thông qua những biểu hiện đơn giản sau:
– Ánh mắt không thể hiện sự lanh lợi, có chút lạnh lùng hoặc không chú tâm vào những chiến kê khác.
– Khi để gần những con gà đá khác thì kêu lên.
– Khi tham gia thi đấu, chưa gì đá sợ đòn và bỏ chạy.
– Dáng đi ủ rũ, vỗ cánh lẹt đẹt vài cái không có sức.
Theo các kê sư chuyên nghiệp cho biết, sở dĩ gà bị vỡ đòn là do những nguyên nhân dưới đây:
– Chiến kê sau khi mua về, chưa chăm sóc để quen với nơi ở mới mà cho đi xổ ngay. Dẫn đến tình trạng vỡ đòn.
– Gà sau khi tham gia đá trực tiếp về, bị thương nhưng kê sư không chăm sóc đúng cách, cả thể xác lẫn tinh thần đều không được ổn định, dẫn đến không dám đá, bỏ chạy.
– Gà đã nhát còn nuôi gần những chiến kê khác, khi gặp phải những đối thủ hơn cả về thể lực lẫn kinh nghiệm, cộng tiếng gáy bên cạnh mỗi ngày, khiến gà hoảng sợ.
– Gà từng bị thương trong lúc thi đấu dẫn đến mất tự tin.
>>> Xem thêm: Cách băng cựa gà chuẩn xác, đơn giản, dễ thực hiện
Gà lúc đá lúc không – Hướng dẫn khắc phục
May mắn là với tình trạng gà lúc đá lúc không vẫn có thể khắc phục cũng như chữa được, chỉ cần kê sư “dụng tâm” một chút trong việc chăm sóc chiến kê. Chẳng hạn như:
– Gà đá cựa sau khi mua về nên cho gà quen dần với chỗ ở, chăm sóc để thích nghi môi trường mới. Áp dụng chế độ luyện tập và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, sau đó mới cho xổ thử trước khi ra trường.
– Gà trước và sau khi đi trường về cần kiểm tra kỹ càng. Đặc biệt cho nghỉ ngơi đầy đủ trước khi quay trở lại quy trình tập luyện lần nữa. Tránh cho gà thi đấu quá nhiều dẫn đến cạn sức.
– Gà chiến khả năng nhận biết kẻ thù của chúng rất cao, nhất là những đối thủ hơn chúng. Đó là lý do vì sao trước khi thi đấu người ta bắt buộc phải phân chạng gà. Do đó đừng nuôi nhốt gần những con gà đá hay và mạnh khác. Nên nuôi nhốt riêng hoặc để ở vị trí cách xa để chúng đảm bảo về tinh thần.
Trong trường hợp gà đá về bị vỡ đòn thì nên dưỡng sức trước, rồi mới cho nó tập luyện trở lại, xổ với những gà yếu để lấy lại tự tin rồi mới cho thi đấu lần nữa.
Đối với tình trạng gà lúc đá lúc không chắc hẳn anh em đã biết cách xử lý rồi, đúng không nào? Chúc bạn thành công!