Gà con xù lông sã cánh là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

0
937

Gà con xù lông sã cánh – hiện tượng đơn giản nhưng lại báo hiệu cho những vấn đề nghiêm trọng. Có thể nói giai đoạn khó nhất khi nuôi gà đá là lúc gà còn nhỏ. Bởi sức đề kháng yếu nên nó dường như rất dễ bị bệnh, tỷ lệ chết cũng rất cao.

Nếu gần đây gà con cua bạn xuất hiện tình trạng xù lông sã cánh vậy thì hãy theo dõi ngày bài viết dưới đây để biết cách xử lý tình hình.

Gà con xù lông sã cánh là bệnh gì?

Đối với trường hợp gà xù lông

Gà có hiện tượng xù lông đi kèm với bỏ ăn, ăn ít lại, chân yếu và hen khẹc thì có hai trường hợp xảy ra.

– Thứ nhất: Gà bị bệnh CRD hay còn được gọi là bệnh hô hấp mãn tính, dẫn đến tình trạng gà khó thở, sưng mặt. Bệnh này xuất hiện ở mọi độ tuổi của gà, nhưng phổ biến nhất là từ 3 – 6 tuần tuổi. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây ra.

– Thứ hai: Bệnh thương hàn, có triệu chứng đi kèm rõ ràng hơn là gà đi phân vàng lỏng. Nếu mổ gà thấy phần gan có hiện tương xưng, tối,… thì chắc chắn là do bị bệnh này.

gà con xù lông sã cánh
Hiện tượng gà con xù lông sã cánh

Đối với trường hợp gà sã cánh

Hiện tượng gà sã cánh nếu đi kèm với kém ăn, bầu diều căng nhưng không chứa thức ăn, phân có màu trắng lẫn vàng,… thì có thể chiến kê của bạn mắc bệnh newcastle + nhiễm khuẩn kế phát.

Cách chữa gà con xù lông sã cánh

Sau khi nắm được tình hình của chiến kê, kê sư nên cho chúng sử dụng kháng NEW. Với gà 1 tháng tuổi thì tiêm khoảng 2ml, áp dụng liên tục trong vòng 3 ngày. Tùy tình trạng sức khỏe, cân nặng của gà mà có thể tăng giảm thuốc cho phù hợp.

Bên cạnh đó để tránh bệnh chuyển thể sang chủng loại khác, nên cho dùng Ceftiofur hoặc Norfloxacin. Áp dụng 1 lần/ ngày, liên tục trong vòng 5 ngày.

gà con xù lông sã cánh
Cho gà sử dụng Ceftiofur

Với hiện tượng ăn không tiêu, nên băm nhuyễn tỏi trộn vào thức ăn của chiến kê hoặc ép lấy nước rồi hòa vào nước uống. Song song với quá trình đó bổ sung thêm điện giải, men tiêu hóa và vitamin tổng hợp.

>>> Xem thêm: Gà bị bệnh do thức ăn – Nguyên nhân phổ biến nhưng không được quan tâm

Hướng dẫn phòng bệnh gà con xù lông sã cánh

Môi trường và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn khi phòng bệnh gà con xù lông sã cánh. Để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh, kê sư nên tách gà nuôi riêng. Tuy nhiên với gà con chúng vẫn cần úm mẹ, bạn nên đảm bảo 1 chuồng khoảng 1 gà mái và 4 – 5 gà con.

Nhiệt độ nuôi gà con cần phải đảm bảo. Vào mùa hè có thể thả chúng đi dạo để tăng sức đề kháng. Nhưng vào mùa mưa hay thời tiết chuyển mùa tốt nhất nên cho ở trong chuồng. Chuồng nuôi cần đảm bảo khô ráo, không ẩm mốc,… sẽ là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da cũng như vi khuẩn phát triển.

Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cần cho gà ăn no và nhiều để chúng phát triển toàn diện về thể chất cũng như sức khỏe. Với gà con, thức ăn chính nên là cám công nghiệp, ít rau. Tuyệt đối không cho ăn mồi sống như sâu, dế, thịt bò, lươn trạch,… vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện rất dễ bị vi khuẩn ký sinh.

gà con xù lông sã cánh
Đảm chuồng nuôi sạch sẽ cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tránh tình trạng gà con xù lông sã cánh

Gà đến 2 tháng tuổi trở lên thì cho ăn thóc/ lúa đã ngâm qua nước, bổ sung thêm rau xanh cũng như mồi tươi. Ở giai đoạn này tuyệt đối không cho tập luyện gì cả, còn rất nhiều thời gian trước khi chúng đi đá gà trực tiếp cứ cho thả lang đi tự do.

Kê sư nên chủ động vệ sinh máng ăn – máng uống thường xuyên, thay rơm rạ trong chuồng trại và phun thuốc khử trùng – khử độc định kỳ. Tuyệt đối không cho gà con ăn thức ăn thừa, để lâu ngày, ôi thiu,..

Gà con xù lông sã cánh đôi khi là dấu hiệu cảnh báo những nguy hiểm tiềm tàng. Anh em cần chú ý những thay đổi dù là nhỏ nhất của chiến kê!