Trong quá trình nuôi gà chắc chắn người nuôi không khỏi tránh việc gà bị ngộ độc. Bởi sức khỏe của gà cần được quan tâm chu đáo nếu bạn chủ quan rất dể để gà mắc bệnh khi ăn uống, sinh hoạt. Do vậy, nếu gà chọi bị ngộ độc, bạn cần có cách phòng chữa kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ là những lời khuyên chia sẻ cho bạn từ có chuyên gia.
Gà chọi bị ngộ độc do thức ăn
Đây là một biểu hiện bệnh ngộ độc dễ thấy nếu như thức ăn ở gà là từ thức ăn để lâu ngày, bị nấm mốc hoặc bị lên men do ảnh hưởng môi trường bên ngoài, thời tiết, côn trùng,.. Sau đó gà chọi ăn phải và gây ra tình trạng bị ngộ độc bởi chúng.
Các triệu chứng để nhận biết khi gà chọi bị ngộ độc thức ăn rất dễ nhận ra bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cả trong lẫn ngoài của gà. Trường hợp khi gà chọi bị ngộ độc nặng, là trường hợp gà sẽ chết sau 24h, đặc biệt đối với với gà con hay gà đã có tuổi, thì tỷ lệ chết sẽ cao hơn so với gà trưởng thành.
Tuy nhiên, cho dù như thế nào đây cũng là tình trạng hết sức nguy hiểm. Bởi gà chọi trưởng thành, dù có sức khỏe cao nhưng chúng sẽ mắc những bệnh như: chậm lớn, kém ăn, đi khập khiễng. Ngoài ra, nặng hơn sẽ là da tím tái thậm chí là còn xuất hiện co giật, phân đôi khi có lẫn máu,… vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe gà.
Vì tính chất nguy hiểm như vậy, dưới đây sẽ là cách phòng và điều trị cho gà chọi bị ngộ độc hữu hiệu nhất dành cho bạn.
- Đầu tiên, là để ý đến gà có dấu hiệu ngộ độc thức ăn.
- Sau khi nhận biết dấu hiệu trên là do thức ăn bị lên men hoặc chế biến không đảm bảo, bạn cần loại bỏ thức ăn hiện tại ngay lập tức.
- Tiếp đó là cần vệ sinh máng ăn và máng uống, và cả chuồng trại để đảm bảo sạch sẽ nhất.
- Cuối cùng là pha thuốc: trộn 1g Quixalus/ 1kg thức ăn và cho những con gà chọi bị ngộ độc sử dụng liên tục khoảng 3 đến 7 ngày. Đồng thời, bạn cũng cần pha glucose từ 5 – 10gr/ 1 lít nước cũng như 1 – 2gr vitamin C/ 1 lít nước và để gà sử dụng thường xuyên trong 5 đến 10 ngày.
Gà chọi bị ngộ độc do mặn, hoá chất, nấm mốc aflatoxin
Loại thứ hai ít nguy hiểm hơn, nhưng cũng khá nguy hiểm khi gà chọi bị ngộ độc mắc phải đó là do mặn, hóa chất,.. Ở trường hợp này gà sẽ uống nước nhiều khiến tích nước dưới da dẫn đến bại liệt và nguy hiểm hơn có thể sưng khớp.
Còn ở trường hợp khi gà chọi đá gà cựa dao bị ngộ độc hoá chất, nấm mốc aflatoxin cũng sẽ khiến gà uống nhiều nước hơn. Nguy hiểm nhất là khi hóa chất bị nhiễm vào các cơ quan nội tạng sẽ gây hại và có thể dẫn đến chết. Hoá chất bị nhiễm khi gà chọi bị ngộ độc ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Đặc biệt, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.
Cách phòng khi gà chọi bị ngộ độc do mặn, hoá chất, nấm mốc aflatoxin chính là quan sát đàn gà thường ngày. Nếu bất kỳ lúc nào theo dõi thấy hiện tượng khác thường thì bạn cần xem xét ngay nước uống, thức ăn.
>>> Xem thêm: Bệnh nấm diều ở gà đá và cách chữa trị hiệu quả hiện nay
Trường hợp nếu như thức ăn mặn cần cho thêm ngô hoặc cám. Còn với thức ăn mốc hay có hoá chất phải loại bỏ ngay. Đặc biệt, tuyệt đối bạn không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu hay những hóa chất độc hại. Trên đây là các trường hợp gà chọi bị ngộ độc đồng thời cũng là cách phòng và trị để giúp bạn có thể dễ dàng chữa bệnh và nuôi gà chọi cho khỏe nhất, tốt nhất chuẩn bị các trận đá gà trực tiếp.