Gà bị tiêu chảy uống thuốc gì để mang lại hiệu quả nhanh? Phòng bệnh tiêu chảy cho gà ra sao? Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy là gì? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này, anh em kê sư có thể tham khảo thêm nếu chiến kê của mình mắc bệnh hoặc trước khi thi đấu đá gà trực tiếp xảy ra vấn đề nhé!
Gà bị tiêu chảy là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gà bị tiêu chảy. Có thể do thức ăn, nhưng hầu hết là do bệnh ký sinh trùng. Bệnh do virus Plasmodium gallinaceum gây ra và tiêu chảy là triệu chứng thường thấy của bệnh.
Bệnh này có thể xảy ra ở gà con lẫn gà trưởng thành. Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất đó là: lên cơn sốt, ủ rũ, yếu, mặt – mào nhợt nhạt,…. Riêng với gà mái có thể xuất hiện thêm tình trạng ngừng đẻ, co giật, nôn mửa đến chết (chủ yếu là vào ban đêm). Theo nghiên cứu thì tỷ lệ chết do bệnh ký sinh trùng là 22 – 40%.
Bệnh tính của ký sinh trùng đường máu là:
- Đầu và mào tím tái
- Đi phân xanh lét
- Khi mổ ra sẽ thấy gan, lá lách phình to, có màu đen
- Bị xuất huyết dưới da
- ….
Gà bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Đối với bệnh ký sinh trùng đường máu dẫn đến tiêu chảy ở gà đá gà cựa dao , có rất nhiều thuốc để chữa trị cũng như áp dụng, tùy thuộc vào mỗi kê sư. Bạn có thể lựa chọn một trong những phương pháp sau:
Phương pháp 1:
Hướng dẫn trị bệnh: Sulphamonomethoxine + Trimethoprim + Vitamin A + Vitamin K3. Về liều lượng thì chỉ cần làm theo hướng dẫn cua nhà sản xuất. Với tình trạng bị sốt thì cho uống thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng là được.
Phương pháp 2:
Đối với câu hỏi “Gà bị tiêu chảy uống thuốc gì?”, đầu tiên bạn cần sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống của gà. Một số loại kháng sinh cần sử dụng như:
– CRDpharm: Pha 1g/ lít nước hoặc 1g/ 2kg thức ăn hoặc 1g/ 10kgP/ ngày.
– Cho gà ăn hoặc uống thêm ParaC Mix 10g/ lít nước để làm dịu cơ hạ sốt.
– Cho dùng Pharboga T 1g/ lít nước hoặc 2g/ kg thức ăn nhằm giải độc gan.
Riêng với gà có các dấu hiệu nặng hơn, khó chữa trị cần sử dụng thêm kháng sinh tiêm như OxyvetL.A hoặc Supermotic tiêm dưới cổ.
Chỉ cần tuân thủ theo liều lượng và cách pha trên thì bệnh ký sinh trùng đường máu của gà sẽ có những thay đổi tích cực. Áp dụng liên tục trong 5 – 7 ngày hoặc hơn đến khi các đỡ.
Phương pháp 3:
Ngoài việc sử dụng thuốc thì anh em có thể trị bệnh tiêu chảy hoặc ký sinh đường máu cho gà bằng lá ổi. Đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Mặc dù hiệu quả không mang lại nhanh nhưng rất tốt, tiết kiệm được chi phí. Nhất là kê sư nào ở khu vực khó mua thuốc thì đây là giải pháp dành cho bạn.
Nõn lá ổi có tác dụng se da, co mạch, giảm triệu chứng tiêu chảy, đồng thời kích thích màng ruột, giảm đi ngoài nhanh chóng. Cách thực hiện như sau:
Dùng nõn lá ổi giã nhuyễn cùng vài hạt uống, sau đó chắt lấy nước cho gà uống. Áp dụng liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Với tình trạng bệnh nặng hơn chút có thể kết hợp bút lá ổi với nước gừng, gạo rang. Mang đi sắc với một bát nước nhỏ rồi cho gà uống từ từ.
Hướng dẫn phòng bệnh tiêu chảy – đi ngoài ở gà đá
Nói chung thì “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để tránh tình trạng gà bị tiêu chảy không biết cho uống thuốc gì thì kê sư nên chủ động phòng bệnh vẫn hơn, chỉ cần:
– Vệ sinh chuồng trại định kỳ
– Nếu gần khu vực nuôi có cống rãnh thì dọn dẹp sạch sẽ, tránh muỗi phát triển
– Thường xuyên thay đệm lót chuồng để tránh vi khuẩn sinh sôi
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng
– ….
Gà bị tiêu chảy uống thuốc gì? – chắc hẳn anh em đã nắm được đúng không nào? Nếu đã áp dụng đừng quên chia sẻ cho mọi người an tâm thử nhé!