Đang trong mùa hè, nhiệt độ nắng nóng nhiều sư kê thường tắm cho gà thường xuyên để tránh sốc nhiệt. Cũng vì vậy mà dẫn đến tình trạng gà bị khò khè sổ mũi. Vậy bệnh khò khè sổ mũi ở gà có nguy hiểm không? Cách chữa như thế nào? Nguyên nhân bệnh có phải do tắm nhiều?… Hãy để chúng tôi giải đáp cho bạn trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Cho gà ăn đậu nành như thế nào cho đúng? Có tốt không?
Nguyên nhân gà bị khò khè sổ mũi
Như đã nói ở trên, gà bị khò khè – sổ mũi đôi khi không chỉ do tắm quá nhiều hay bị sốc nhiệt, mà còn bởi nhiều vấn đề khác. Một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh này do các chuyên gia tổng hợp như sau:
– Gà bị hen
– Chiến kê mắc bệnh Niu-cat-xơn
– Gà bị viêm phế quản truyền nhiễm
– Nấm phổi, viêm phổi
– Sổ mũi truyền nhiễm
– Cúm gà
Một vài trường hợp có thể do nhiễm trùng huyết bởi E. Coli gây ra hoặc bệnh tụ huyết trùng….
Hướng dẫn cách trị bệnh gà khò khè sổ mũi
Tương ứng với từng loại bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau. Vậy nên điều quan trọng nhất mà các sư kê cần làm chính là nhận định bệnh. Hãy xem xem gà chiến của bạn mắc phải bệnh gì dẫn đến triệu chứng khò khè, sổ mũi, có như vậy việc chữa bệnh mới mang lại kết quả tốt nhất.
1. Gà bị khò khè sổ mũi do bệnh hen
– Cách phòng bệnh: Thời điểm giao mùa gà rất dễ bị hen. Giải pháp là nên cung cấp vitamin vào bữa ăn, thức uống hằng ngày cho chiến kê. Cụ thể là vitamin C, Complex, các chất điện giải để tăng sức đề kháng.
– Cách trị bệnh hen: Nếu phát hiện bệnh sớm nên cho gà sử dụng các loại kháng sinh đặc hiệu như Suanovil, Tylosin, Enrogloxacin, Tetracycline,… Cứ sử dung từ 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng giảm rõ và khỏi đến 90%. Nếu nặng thì cho dùng ít nhất 1 tuần.
2. Bệnh Niu-cat-xơn
Đối với bệnh Niu-cat-xơn, ngoài triệu chứng khò khè, sổ mũi, gà còn gặp vấn đề liên quan đến đường ruột, như:
– Mào, tích thâm tím.
– Xuất huyết hậu môn và miệng
– Dạ dày tuyến bị xuất huyết
– ….
Đối với bệnh này một khi đã mắc thì rất khó chữa, tính lây lan cao. Hay nói cách khác là vẫn chưa có thuốc điều trị cụ thể. Vậy nên để tránh bệnh này anh em nên tiêm phòng cho gà từ nhỏ cho đến lớn.
Mua thuốc tiêm phòng Niu-cat-xơn rất đơn giản, anh em cứ ra tiệm thú y hỏi mua bác sĩ sẽ bán cho. Cứ dựa theo hướng dẫn sử dụng mà dùng.
3. Gà bị khò khè sổ mũi do bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
Bệnh này có tốc độ lây lan rất nhanh, chỉ từ 1 – 2 ngày gà có dấu hiệu nhiễm bệnh cả đàn có nguy cơ bị lây nhiễm. Vậy nên anh em nào nuôi gà theo phương pháp thả lang thì nên cẩn trọng. Còn ai nuôi theo chuồng riêng thì việc khống chế và giảm thiểu thiệt hại khi bị bệnh là rất cao.
Gà bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ngoài dấu hiệu khò khè, sổ mũi sẽ có biểu hiện mệt mỏi, ít ăn, ủ rũ,… Tỷ lệ chết của bệnh rất cao nếu không phát hiện và chữa kịp thời. Cần dành nhiều thời gian chăm sóc gà chiến để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại tốt nhất.
Ông bà xưa có câu ‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’, nên ngay từ khi xác định nuôi đá gà trực tiếp anh em nên trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gà. Hầu như bệnh nào cũng có thuốc chữa (riêng một số bệnh vẫn chưa có vắc xin điều trị), nên có gì thắc mắc bạn cứ ra tiệm thuốc thú ý gần nhà tham khảo. Sẽ học được rất nhiều điều bổ ích.