Cách nuôi và huấn luyện gà đá chuẩn đến từng cen-ti-met

0
725

Anh em nào mới tập tành chơi gà đá, còn hoang mang không biết cách nuôi và huấn luyện gà đá như thế nào thì theo dõi ngay bài viết dưới đây. Phương pháp nuôi chiến kê chuẩn đến từng cen-ti-mét này do một “tay chơi” chuyên nghiệp trong đá gà trực tiếp chia sẻ, hứa hẹn sẽ giúp bạn “mở mang tầm nhìn”.

Các nguyên tắc cần nắm rõ trong cách nuôi và huấn luyện gà đá

Thứ nhất – Hãy tập trung một hoặc vài dòng gà nhất định

Không cần phải nói chắc hẳn anh em cũng biết gà đá giờ rất nhiều chủng loại. Nhất là khi lai tạo kết hợp giữa các dòng khác với nhau lại mang đến một giống gà hoàn toàn mới. Hơn nữa là mỗi dòng gà lại đòi hỏi cách chăm sóc và nuôi khác nhau. Do đó việc nuôi quá nhiều dòng gà chỉ khiến bạn trở nên bận rộn và mệt mỏi hơn mà thôi.

cách nuôi và huấn luyện gà đá
Chỉ tập trung một hoặc vài dòng gà nhất định

Thay vào đó hãy tập trung vào một loại gà nhất định hoặc vài dòng gà – khoảng  2 đến 3 dòng. Hiện nay trong giới đá gà cựa sắt thì nổi cộm lên vài cái tên “đáng đầu tư” là gà tre, gà Mỹ lai và gà Peru.

Thứ hai – Đảm bảo chuồng trại trong cách nuôi và huấn luyện gà đá

Chuồng trại rất quan trọng trong suốt quá trình nuôi gà đá. Cần phải nắm bắt tình hình hiện tại của mình để xây chuồng cho phù hợp.

Nếu anh em nào có diện tích rộng rãi thì xây chuồng cố định luôn. Diện tích chuồng rộng rãi chút để gà vừa nghỉ ngơi vừa tập luyện luôn thì càng tốt. Ngoài ra sẽ cần vài chuồng tập riêng, cái này ta sẽ nói sau.

cách nuôi và huấn luyện gà đá
Chuồng nuôi cần sạch sẽ và thoáng

Còn bạn nào có diện tích nuôi hẹp thì cứ ra chợ mua chuồng nuôi gà thông thường với diện tích nhỏ ý. Cứ một chuồng thì nuôi 1 con, có thể xếp chồng lên cao để tiết kiệm diện tích. Chuồng này thì chỉ để ngủ nghỉ thôi. Còn muốn tập luyện thì phải có một sân tập riêng.

Chuồng trại cho gà chỉ cần đảm bảo các yếu tố sau:

– Mát mẻ vào hạ, ấm áp vào mùa đông.

– Sạch sẽ.

– Dưới nền chuồng phải là cát hoặc rơm rạ. Tránh làm tổn thương – trầy xước chân, cựa gà.

– Tổng vệ sinh chuồng ít nhất 1 tuần/ lần.

– Phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại định kỳ.

>>> Xem thêm: Gà đá ăn gì? Tổng hợp phương pháp nuôi gà đá cựa sắt hay

Thứ ba – Chế độ dinh dưỡng đảm bảo

Nếu như chuồng trại ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe chiến kê thì chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định thể trạng của chúng. Chế độ dinh dưỡng cho gà thì ai cũng có phương pháp riêng. Nhưng cần phải nắm rõ những vấn đề sau:

– Gà còn nhỏ, từ 7 tháng tuổi trở xuống, thức ăn chính phải là thóc. Thóc sẽ giúp gà nảy nở và phát triển toàn diện về hình dáng, thể dục. Sau 7 tháng tuổi, muốn tiếp tục cho ăn thóc hay chuyển sang cám thì tùy.

– Không được thay đổi khẩu phần ăn quá đột ngột. Vì phần lớn gà sẽ bỏ ăn vì không quen. Cần thay đổi từ từ, ban đầu giữa 80% thức ăn cũ + 20% thức ăn mới. Tiếp đó là 60% thức ăn cũ + 40% thức ăn mới. Cứ giảm dần dần thức ăn cũ và tăng thức ăn mới lên đến khi gà ăn muốn bình thường thì mới chuyển hẳn qua.

– Muốn gà sung, tới pin, tới bo,… nhất định phải cho ăn mồi. Mồi ở đây là thịt bò, sâu, dế, trứng, lươn, trạch, cá, dế,…. Nhưng liều lượng cũng rất quan trọng.

cách nuôi và huấn luyện gà đá
Chế độ luyện tập rất quan trọng

Ngoài ra phải có kiến thức về sức khỏe của gà đá và những dấu hiệu thường gặp ở các bệnh. Để có phương pháp điều trị và phòng bệnh nhất định. Hay trong phương pháp huấn luyện cho gà thì cứ áp dụng các bài tập chuồng, vần đòn, xổ,… là được.

Anh em đã nắm được cách nuôi và huấn luyện gà đá chưa nào? Còn rất nhiều kiến thức nuôi gà hay trong web, dành thời gian tham khảo bạn chắc chắn sẽ thành công.