Cách nuôi tang gà đá, phục hồi hiệu quả chỉ sau 3 ngày

0
835

Cách nuôi tang gà đá là phương pháp điều trị sau khi gà đi đá về. Việc phục hồi cực kỳ quan trọng, nếu không xử lý hiệu quả gà có nguy cơ bị thương tật vĩnh viễn, làm hỏng gà, gà dễ xuống sức,….

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu những cách trị tang cho gà đá thường gặp và bí quyết khi nuôi gà bị tang. Tham khảo ngay.

>>> Xem thêm: Gà sốt cao nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cách nuôi tang gà đá – Trị tang hiệu quả

Sau khi gà đi đá về thường xuất hiện các vết thương do bị trúng cựa hoặc trúng đòn. Kê sư cần phải áp dụng cách nuôi tang gà đá ngay sau đây để điều trị dứt điểm, giúp gà phục hồi nhanh chóng.

Thứ nhất – Gà bị phù

Đối với trường hợp gà đá gà trực tiếp bị phù thì cách nhận biết rất đơn giản, chỗ bị thương có dấu hiệu sưng phù, thâm tím.

– Trong trường hợp gà chỉ xuất hiện các vết thâm tím thì trước tiên cho gà sử dụng thuốc giảm đau. Tiếp đó cho sử dụng kháng sinh B625, B1000 để làm tan máu bầm.

– Nếu gà có dấu hiệu sưng phù, chỗ vết thương như có nước thì phải rạch một đường nhỏ khoảng 0.5cm rồi đẩy nhẹ máu bầm ra.

cách nuôi tang gà đá
Gà bị sưng phù

Thứ hai – Cách nuôi tang gà đá bị ói

Khi gà bị ói, cần phải lấy đờm, nhớt trong miệng gà ra sớm nhất. Tránh tình trạng nó ứ nghẹt ở cổ họng và dẫn đến nhiều vấn đề hơn như ăn không tiêu, vi khuẩn bắt đầu phát triển bên trong dạ dày,…

Để xử lý tình trạng gà bị ói, kê sư có thể tách mỏ gà ra, đổ nước vào rồi chốc ngược cổ xuống cho những chất nhầy ra ngoài. Hoặc bạn sử dụng một loại rau mà gà hay ăn, viên thành cục vừa phải sau đó đẩy xuống cuốn họng gà.

Ngoài ra cho chiến kê sử dụng thêm thuốc để trị tang. Không gian chuồng nuôi trong giai đoạn này phải kín gió. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này là cơm trắng, vì giúp tiêu hóa tốt. Đợi đến khi gà khỏe hẳn mới cho dùng mồi tươi, rau xanh cũng như quay lại khẩu phần ăn cũ.

cách nuôi tang gà đá
Loại bỏ đờm, nhớt, máu cho gà để không bị nặng hơn

Thứ ba – Cách nuôi tang gà đá bị trúng cựa

Nếu gà bị trúng cựa khi đá gà trực tiếp, vị trí bị thương ở mắt, đầu hay các bộ phận quan trọng thì cách xử lý như sau:

– Đầu tiên cần vệ sinh vết thương cho gà một cách sạch sẽ

– Sử dụng hoa đu đủ, giã nát rồi đắp lên vị trí bị trúng cựa để làm tan máu bầm và điều trị tốt hơn.

– Cho gà thư giãn và nghỉ ngơi trong giai đoạn điều trị

– Bổ sung các vitamin/ khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho chiến kê

– ….

Bí quyết nuôi tang gà đá và các vấn đề cần lưu ý

– Trong cách nuôi tang gà đá cần quan tâm đến thể lực của chiến kê. Do sức khỏe gà chiến thường khá yếu sau khi bị thương cũng như mất nhiều sức lực trong lúc thi đấu. Cần cho gà đủ thời gian để nghỉ dưỡng, bảo đảm chuồng nuôi kín gió vì thời điểm này gà rất dễ nhiễm bệnh.

– Thức ăn của gà trong giai đoạn nuôi tang không nên cho ăn mồi lại. Thay vào đó nên ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa – cơm trắng. Khi gà đã ổn định hơn chút thì cho ăn lại thóc/ lúa đã ngâm qua nước. Chỉ cho gà ăn mồi tươi khi thể trạng khỏe mạnh khoảng 70%. Vì sức khỏe gà chưa tốt, cho ăn đồ tươi khả năng tiêu hóa không cao, thậm chí tạo thành điều kiện sinh sôi nảy nở của vi sinh vật.

cách nuôi tang gà đá
Trong cách nuôi tang gà đá cần cho chúng đủ thời gian để lấy lại sức

Trong cách nuôi tang gà đá gà cựa dao thì đều quan trọng nhất chính là gà cần có đủ thời gian để từ từ phục hồi. Không gò ép và buộc chúng phải tập luyện lại. Vì đều này không những không mang lại lợi ích mà còn khiến gà bị bệnh nặng hơn, khó chữa trị hơn.

Kết luận

Phía trên là các vấn đề cần lưu ý trong cách nuôi tang gà đá mà bắt buộc các kê sư phải nắm rõ. Chúc bạn áp dụng vào thực tiễn thành công!