Nuôi chiến kê tham gia đá gà trực tiếp mà bị què chân thì coi như công cốc. Vậy làm thế nào để tìm cách chữa gà bị què chân? Nguyên nhân do đâu khiến chiến kê bị liệt chân? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gà bị què chân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà bị què chân, có thể là yếu tố khách quan hoặc chủ quan. Cụ thể:
– Gà què chân do sự chọn lọc di truyền tăng trọng nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc lai phối giống không đảm bảo chất lượng khiến đời con bị dị tật.
– Gà bị què chân hay suy giảm chức năng vận động là một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay. Không chỉ đối với gà đá mà cả gà nuôi thịt. Nguyên nhân là không gian chăm nuôi quá chật hẹp, gà không có chỗ thoáng để di chuyển, đi lại.
– Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe và phát triển của chiến kê và gây ra tình trạng đáng tiếc.
Ngoài các yếu tố trên thì dấu hiệu què chân ở gà có thể do bị bệnh, như: bệnh perosis – thiếu Mangan, bệnh loãng xương, viêm da bàn chân,…. Hãy cùng tìm hiểu các triệu chứng nhận biết cũng như cách chữa gà bị què chân ứng với từng tình trạng.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà vào mùa hè
Cách chữa gà bị què chân theo từng loại bệnh
Còi xương
– Nguyên nhân: Thiếu vitamin D3, mất cân bằng Ca/P
– Dấu hiệu nhận biết: Xương ống chân và xương ống đùi sưng to. Có thể chú ý phần đầu mỗi xương thấy phình to ra hơn bình thường.
– Cách chữa: Bổ sung thêm vitamin D3 cho gà, cân bằng hàm lượng Ca và Ph.
Bệnh Perosis/ Gân hóa xương
Bệnh Perosis do thiếu Mangan và gân hóa xương là một trong những nguyên nhân khiến gà bị què chân.
– Nguyên nhân: Thiếu Mangan
– Dấu hiệu mắc bệnh: Chân sưng to, ngắn bất thường; cánh ngắn
– Cách chữa gà bị què chân do thiếu Mangan: Bổ sung thêm Mangan trong quá trình chăm nuôi. Đồng thời duy trì tỷ lệ Mn-Ca-P.
Cách chữa gà bị què chân do loãng xương
– Nguyên nhân: Gà đẻ thiếu canxi, trong quá trình nuôi ở mãi trong lồng nên gây mệt mỏi.
– Triệu chứng: Xương mềm, gà thường dạt sang 2 bên và phía sau của lồng.
– Cách chữa: Bổ sung thêm Ca trong quá trình chăm sóc chiến kê. Lượng Ca bổ sung cần phù hợp, 50% dưới dạng đá vôi thô, 50% thì ở dạng đá vôi mịn.
Nhiễm độc lonophore
– Nguyên nhân mắc bệnh: Nhiễm độc hoặc do sử dụng thuốc điều trị cầu trùng quá nhiều.
– Triệu chứng: Chân gà bị liệt, choãi sang 2 bên và choãi về đằng sau.
– Khắc phục: Loại bỏ lonophore ra khỏi cơ thể gà, đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Cách chữa gà bị què chân do viêm da bàn chân, da chân phồng rộp, bỏng amoniac
– Nguyên nhân: Do thiếu hụt biotin. Bên cạnh đó có thể do chất lượng phối giống kém, lai cùng dòng nên sinh ra dị tật.
– Triệu chứng nhận biết: Loét da bàn chân
– Cách chữa: Cho gà ăn chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bổ sung men sống. Bổ sung thêm biotin vào thức ăn. Chuồng trại cần che chắn cẩn thận, tránh gió, điều chỉnh độ ẩm thấp xuống.
Nhuyễn sụn xương chày/ hoại tử xương
– Nguyên nhân gây bệnh: Tỷ lệ Ca/P mất cân bằng. Ngoài ra thì việc dư thừa clorua trong thức ăn, mất cân bằng axit bazo, nhiễm độc nấm mốc,… cũng là nguyên nhân khiến gà bị què chân.
– Triệu chứng: Vùng đầu gối và các khớp xương cong, có dấu hiệu sưng.
– Giải pháp: Cân bằng lại chế độ dinh dưỡng cho chiến kê. Cho gà sử dụng chất khử độc tố nấm mốc vào thức ăn.
Đó là những cách chữa gà bị què chân tùy vào từng nguyên nhân bệnh. Anh em nếu đang đau đầu với vấn đề này hy vọng đã có thể tìm được phương pháp giải quyết. Chúc mọi người nuôi gà thành công!