Bệnh phổi ở gà cũng là một trong những căn bệnh đáng lo ngại mà nhiều kê sư nuôi gà đá lâu năm chia sẻ. Đúng với tên gọi của mình, căn bệnh này liên quan trực tiếp đến đường hô hấp, khiến gà há miệng thở – hiểu nôm na là thở khó khăn. Đối với bệnh này thì tỷ lệ chết được đánh giá là rất cao, việc chữa trị cũng khó dứt điểm.
Anh em dù nuôi gà thịt hay nuôi chiến kê để tham gia đá gà trực tiếp thì đều nên trang bị cho mình những kỹ năng nhất định để phát giác, chữa bệnh cho gà kịp thời. Nhằm tránh những tổn thất nặng nề.
Tìm hiểu về bệnh phổi ở gà
Trước khi tìm hiểu thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà, đầu tiên anh em cần phải hiểu rõ về căn bệnh này.
Bệnh phổi ở gà do nhiễm loại nấm Aspergillus Fumigafus, Afavus, Anigen từ nhiều đường khác nhau vào phổi. Theo các bác sĩ thú y thì bệnh này có tỷ lệ gây chết là 80% nếu không chữa trị kịp thời.
Loại bệnh này xuất hiện ở mọi độ tuổi của gà, nhưng giai đoạn dễ mắc bệnh nhất là từ 1 – 20 ngày tuổi.
Triệu chứng nhận biết bệnh phổi ở gà
Có một điều khá may mắn đó là ở căn bệnh này, có rất nhiều triệu chứng bộc lộ rõ ràng, chỉ cần kê sư có sự quan tâm và chăm sóc nhất định đối với chiến kê, tỷ lệ chết khi mắc bệnh sẽ rất thấp. Một vài biểu hiện dễ nhận biết nhất khi gà mắc bệnh đó là:
– Sức ăn giảm.
– Gà há miệng thở, khó thở, thở nhanh, vươn đầu ra phía trước để thở.
– Mệt mỏi, thường tách riêng so với những con khác trong đàn và ngủ lịm.
Khi xuất hiện những triệu chứng trên mà kê sư vẫn chưa phát hiện được bệnh và có biện pháp chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những triệu chứng như động kinh, mắt sưng phồng, chảy nước mắt,… Ở giai đoạn này nếu có chữa trị thì nhẹ cũng bị mù mắt, gầy gộc; nặng thì chết.
Mà gà đá mù mắt, gầy gộc thì còn chơi bời gì được nữa, chỉ có bỏ mà thôi. Vậy nên giai đoạn phát hiện bệnh là cực kỳ quan trọng.
>>> Xem thêm: Lý giải nguyên nhân tiêm vacxin cho gà đầy đủ nhưng vẫn bị bệnh
Cách kiểm tra chắc chắn gà bị nấm phổi
Trên thực tế thì những triệu chứng như chán ăn, khó thở,… ở gà cũng xuất hiện ở rất nhiều bệnh. Nếu là người có kinh nghiệm thì phát giác rất nhanh, nhưng với ai tập tành nuôi gà lần đầu hoặc chưa gặp bệnh này bao giờ thì thường “bó tay”.
Vậy làm thế nào để chắc chắn gà của bạn bị nấm phổi và nó có đang lây nhiễm cho những con khác trong đàn hay không?
Nếu đã xuất hiện tình trạng chết thì hãy thử mổ gà để kiểm tra, cách này sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất. Vì là bệnh phổi nên bệnh tích sẽ tập trung vào bộ phận này. Nếu phổi gà có nhiều đốm tròn màu vàng hoặc trắng xám, với nhiều kích thước khác nhau hoặc ở xung quanh túi khí ở ngực, bụng,.. cơ quan nội tạng khác thì 100% là gà của bạn bị nấm phổi. Lúc này cần tìm cách chữa trị và phòng bệnh cho những con còn lại.
Thuốc đặc trị bệnh nấm phổi ở gà
Bệnh nấm phổi ở gà vẫn có thuốc chữa trị, cho sử dụng kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Thuốc kháng sinh chủ yếu giúp cơ thể gà tăng cường hệ miễn dịch để chống lại khuẩn nấm phổi. Trên thị trường có rất nhiều dòng thuốc, nhưng anh em nên sử dụng BIO 2 trị nấm chuyên dụng – BIO-Fungicide oral hoặc BIO-Neo Nysta kết hợp với Sulfal đồng 0.25% để pha vào nước rồi cho gà uống.
Bên cạnh đó sử dụng các thuốc tiêm bại huyết BIO-Ceptiofur hoặc BIO-Ceftri-Bactam. 2 lần/ tuần bổ sung B-Complex để tăng cường phục hồi sức khỏe.
Khi gà có dấu hiệu phục hồi cần cho dùng thêm vi sinh để giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Cho dùng khoảng 3 – 5 này hoặc 5 – 7 ngày tùy tình trạng của chiến kê.
Ngoài ra nếu muốn phòng bệnh phổi ở gà cần đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, phun thuốc sát trùng – diệt nấm định kỳ và bổ sung vitamin, chất điện giải cho gà tăng sức đề kháng. Chúc anh em có thêm thông tin hay để nuôi gà chiến!