Bệnh nấm diều ở gà đá và cách chữa trị hiệu quả hiện nay

0
360

Bệnh nấm diều ở gà đá là một loại bệnh khá dễ điều trị, nhưng lại rất khó để phát hiện. Nguyên nhân của bệnh này là do sự phát triển của nấm Candida albicans gây nhiễm trùng da, ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa của vật nuôi. Do đó, người nuôi cần phải có các kiến thức liên quan về bệnh này để chăm gà đá tốt nhất. 

Bệnh nấm diều ở gà đá là gì? 

Như đã nói, bệnh nấm diều ở gà là do nấm Candida albicans gây ra. Loại nấm sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa, hệ hô hấp của gà gây nhiễm trùng, sưng tấy, xuất huyết, niêm mạc dạ dày tiết dịch nhầy có mùi hôi thối. 

Bệnh nấm diều không khó để điều trị. Nhưng lại rất khó để nhận biết và khó phát triển sớm. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh bội nhiễm khác. Vì vậy, người nuôi gà đá cần phải nắm rõ các tác nhân, dấu hiệu bệnh lý để ngăn chặn hoặc phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý hiệu quả. 

benh-nam-dieu-o-ga-da-1
Gà đá bị nhiễm bệnh nấm diều

Nguyên nhân của bệnh nấm diều ở gà đá là do đâu? 

Bệnh nấm diều là một loại bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh chính là do nguồn thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh. Cụ thể như sau: 

  • Nguồn thức ăn bị hư hỏng, nhiễm nấm mốc hoặc quá hạn sử dụng. 
  • Dụng cụ ăn uống không sạch sẽ, bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. 

Ngoài ra, bệnh nấm diều có thể bộc phát trong một vài trường hợp gà đá bị chậm tiêu, khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, ứ đọng lại trong diều. Qua nhiều ngày bị lên men, nấm mốc phát sinh và gây bệnh. 

benh-nam-dieu-o-ga-da-2
Gà bị chậm tiêu cũng dễ mắc bệnh nấm diều

Biểu hiện của bệnh nấm diều ở gà đá là gì? 

Gà đá bị nhiễm nấm diều thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau: 

  • Miệng hôi và bị lở loét. Quan sát kỹ sẽ thấy các mảng bám màu trắng bên trong. 
  • Gà bị nôn ói, xuất hiện dịch nhầy có mùi chua, hôi thối. 
  • Niêm mạc diều bị sưng tấy hoặc xuất huyết. Trên niêm mạc có nổi các mụn trắng và có chất nhầy hôi. Bên trong diều cũng xuất hiện chất nhầy này. 

Ngoài ra, sự phát triển của nấm Candida albicans bên trong dạ dày sẽ khiến gà giảm hấp thu dưỡng chất. Gà thường xuyên ủ rũ, chậm lớn hoặc bị tiêu chảy. Các sư kê nên theo dõi sát sao quá trình phát triển của các chiến kê để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và nhận diện được bệnh nấm diều.

Hướng dẫn phương pháp chữa trị bệnh nấm diều ở gà đá hiệu quả 

Để chữa trị bệnh nấm diều ở gà, người nuôi có thể sử dụng thuốc kháng nấm để ức chế và loại bỏ sự phát triển của vi nấm. Đồng thời kết hợp thêm các loại men tiêu hóa để phục hồi và tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, như sau: 

  • Sử dụng thuốc kháng nấm Nystatin liên tục trong 7 ngày hoặc dùng thuốc kháng nấm Ketoconazole liên tục từ 10 – 15 ngày. 
  • Trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho gà đá ăn liên tục trong 1 tuần. 
  • Pha Mekozym và Mekosal vào nước uống và cho gà đá uống liên tục trong 1 tuần. 
benh-nam-dieu-o-ga-da-3
Người nuôi phải tăng cường sử dụng men tiêu hóa để phục hồi, tăng cường sức khỏe của dạ dày và hệ tiêu hóa

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh nấm họng ở gà chọi nhanh nhất

Ngoài ra, người nuôi cũng cần kết hợp vệ sinh chuồng trại, sát khuẩn, làm sạch các dụng cụ ăn uống của gà đá mỗi ngày. Việc sát khuẩn, khử khuẩn thường xuyên là yếu tố rất quan trọng quá trình phòng chống bệnh nấm diều ở gà. Ngoài ra, người nuôi cũng cần kiểm tra chất lượng thức ăn, nước uống của gà chọi, để đảm bảo các chiến kê luôn được sử dụng những loại thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, giàu dinh dưỡng. 

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về bệnh nấm diều ở gà đá. Do đó, người nuôi cần phải bắt tay vào việc phòng ngừa, theo dõi sức khỏe và có biện pháp chữa trị hợp lý để chiến kê luôn sung sức khi đá gà trực tiếp.