Bệnh giun kim ở gà chọi – Nguyên nhân và cách chữa trị

0
476

Giun kim là một loại ký sinh trùng thường gặp ở mọi lứa tuổi gà chọi và nhiều loại gia cầm, thủy cầm. Bệnh giun kim ở gà chọi thường có các triệu chứng gây tắc ruột, gà bị sụt cân hoặc chết. Đặc biệt, bệnh này còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh thứ phát khác, gây thiệt hại lớn cho người nuôi gà đá. 

Nguyên nhân xuất hiện bệnh giun kim ở gà chọi 

Bệnh giun kim là một loại bệnh ký sinh trùng do giun kim gây ra. Bệnh này thường lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa. Gà chọi bị nhiễm giun kim, một phần trứng giun sẽ theo phân ra ngoài khiến các gà khác vô tình ăn, uống phải dẫn đến tình trạng bị lây bệnh. 

Ngoài ra, trứng giun còn được giun đất ăn và tồn tại trong cơ thể sinh vật này một thời gian dài. Do đó, nếu gà ăn phải giun đất có chứa giun kim sẽ bị nhiễm bệnh hoặc tái nhiễm. Thế nên, bệnh giun kim là một trong những nỗi lo lớn của người nuôi, khi bệnh tồn tại lâu dài, dai dẳng và có khả năng tái nhiễm cao, nhất là trong tình huống nuôi gà chọi thả vườn. 

benh-giun-kim-o-ga-choi-1
Giun kim – Ký sinh trùng gây hại cho gà chọi

Bệnh giun kim ở gà chọi có triệu chứng gì? 

Gà chọi mắc bệnh giun kim thường sẽ lười ăn, bỏ ăn, chậm lớn, xù lông. Phần mỏ, da chân, lông gà sẽ trở nên kém bóng bẩy. Đôi khi, gà còn ị ra phân đen khiến người nuôi nhầm lẫn với bệnh đầu đen. Nếu lượng giun kim quá lớn sẽ rất dễ gây tắc ruột, làm gà chọi bị chết. Ngoài ra, gà chọi bị nhiễm giun kim còn chết do các bệnh bội nhiễm. 

benh-giun-kim-o-ga-choi-2
Gà nhiễm giun kim thường bỏ ăn, chậm lớn

Hướng dẫn cách phòng bệnh giun kim ở gà chọi hiệu quả

Như đã nói, bệnh giun kim là một loại bệnh dai dẳng, khó chữa trị dứt điểm. Do đó, người nuôi cần phải có các biện pháp phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe gà chiến. Cụ thể như sau: 

  • Người nuôi thường xuyên cuốc xới, phơi sân vườn, khử trùng bằng vôi bột định kỳ 10 – 20 ngày/ lần. 
  • Tẩy giun định kỳ cho gà chọi khoảng 2 – 3 tháng/ lần. 
  • Cho gà uống 1g thuốc tím hoặc sulfate đồng pha với 10 lít trong 2 giờ với tần suất 20 ngày/ lần. Nếu còn thừa thì đỏ đi, để phòng ngừa bệnh do giun kim. 

Hướng dẫn cách chữa bệnh giun kim ở gà chọi tốt nhất hiện nay 

Nếu gà chọi bị nhiễm giun kim, người nuôi hãy sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để điều trị bằng cách trộn thức ăn của chúng hằng ngày. 

  • Lava – 20: Liều lượng 20g/ 100kg gà, dùng cho một lần ăn duy nhất. 
  • Mebendazol 10%: 0.4g/ 1kg gà/ lần ăn. 
  • Cambendazole: 5 – 7g/ 1kg gà/ lần ăn. 
  • Phenothiazin: 1 – 1.5g/ 1kg gà/ lần ăn. 

>>> Xem thêm: Tẩy giun cho gà chọi sao cho hiệu quả nhanh chóng

Những lưu ý quan trọng khi chữa bệnh giun kim ở gà chọi

Để chữa bệnh giun kim cho gà chọi đá gà cựa dao hiệu quả, người nuôi nên trộn thuốc tẩy giun vào thức ăn thay vì hòa tan với nước uống. Nguyên nhân là do gà chọi thường được nuôi thả vườn, nên chúng cũng sẽ uống thêm nước từ nhiều nguồn khác nhau. 

Do đó, gà sẽ không được nạp đủ liều lượng thuốc tẩy, khiến việc chữa trị kém hiệu quả. Hiện nay, một số sư kê tiến hành nuôi nhốt gà chọi tạm thời trong giai đoạn cho gà uống nước tẩy giun. 

Đối với phương pháp cho ăn, để được hiệu quả cao, người nuôi cũng cần phải cho gà đầy đủ. Tốt nhất, bạn nên tiến hành phân đàn gà để tránh tình trạng con lớn giành thức ăn của những con gà nhỏ hơn, yếu hơn, khiến chúng ăn không đủ, khiến việc điều trị kém hiệu quả. 

benh-giun-kim-o-ga-choi-3
Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách rất dễ gây chết gà

Qua bài viết trên đây, các anh em đam mê gà chọi đã học hỏi thêm được những kinh nghiệm hay trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh giun kim ở gà chọi. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có được những gà chiến tốt nhất, khỏe nhất để tham gia đá gà trực tiếp.