Cận cảnh giống ‘gà thượng lưu’ quý hiếm giá nghìn đô

0
4157

Gà Mã Lại hay còn gọi là “gà thượng lưu” xưa vốn chỉ dùng cho bậc vương giả chơi kiểng. Hiện người nuôi giống gà này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, bởi thế giá thành cũng rất cao.

Người chơi gà Mã Lại tại TP. HCM chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Trong đó, ông Nguyễn Hải Đăng (SN 1959, ngụ quận 10, TP. HCM) là người nghiên cứu, lai tạo và nuôi nhiều giống gà này nhất với hơn 100 con.

Vì thành phố cấm nuôi gà trong nội ô nên ông Đăng phải mua đất, cất chuồng trại nuôi gà ở tận huyện Bình Chánh. Để tiện việc chăn nuôi, lai tạo, ông Đăng ở luôn dưới trại chăm sóc gà, thi thoảng ông mới về quận 10.

Theo lời ông Đăng thì giống gà này du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 20. Mới đầu giống gà này được một công sứ người Pháp mang về Việt Nam, cụ thể là Sài Gòn xưa. Có hai loại gà Mã Lại là gà tre Mã Lại kiểng và gà tre Mã Lại đá. Loại gà tre Mã Lại kiểng chỉ nặng khoảng 500g.

Cũng theo ông Đăng ngày xưa gà này có tên là gà Mái Lại, mãi sau mới được đổi thành gà Mã Lại. Theo nghĩa Hán – Việt thì “mã” là chỉ bộ lông, hình tướng, còn “lại” là lại cái. Ý của từ Mã Lại là giống gà trống mà hình tướng lại giống con gà mái.

“Thời xưa chỉ có bậc vương giả, quan lại mới chơi gà Mã Lại làm kiểng bởi nó đẹp mà giá nó rất cao, có khi đến vài cây vàng một con. Bởi vậy nhiều người dân nhất là những người muốn chơi mà không có tiền thường gọi loại này là “gà thượng lưu ”, “gà vương giả” hay “gà thành phố”. Sau năm 1975, gà Mã Lại gần như tuyệt chủng do trước đó nó không được phổ biến rộng trong dân. Khoảng năm 2000 nhiều người chơi lại trong đó có tôi và nó được nhân giống lên”, ông Đăng cho biết.

Tuy vậy, theo ông Đăng thì giống gà này hiện cũng không còn nhiều, do ít người chơi và xảy ra hiện tượng đồng huyết. Để “đúc” được một con gà Mã Lại đúng chuẩn với: mào chích, cánh xệ, đuôi xòe cánh