Gà chọi bị mốc không phải là một tình trạng hiếm gặp và cách chữa trị cũng không quá khó. Tuy nhiên, đa phần anh em không biết được cách chữa mốc cho gà chọi đúng và hiệu quả. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bí quyết chữa mốc hiệu quả cho gà chọi, để giúp các sư kê có thể giải tỏa ưu tư.
Tại sao gà chọi lại bị mốc?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gà chọi mắc các bệnh về nấm mốc. Nhưng những nguyên nhân điển hình thường là do:
- Điều kiện nuôi nhốt gà ẩm thấp, thiếu sáng. Điều kiện này rất thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh.
- Gà chọi không được vệ sinh, làm sạch kỹ lưỡng sau khi đá về hoặc vần về, khiến các vết máu, vết bẩn bám lâu ngày trên da, dễ tạo thành “ổ” cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển và gây bệnh.
Tại sao chữa mốc cho gà chọi mãi không khỏi?
Thực tế, các phương pháp chữa nấm mốc cho gà chọi không quá khó. Nhưng lại có khá ít người nuôi áp dụng thành công. Trải qua nhiều tìm hiểu và phân tích, xemdagacampuchia.com đúc kết được những nguyên nhân lớn khiến việc chữa trị nấm mốc cho gà đá, gà chọi kém hiệu quả.
- Không làm sạch vùng da bị mốc trước khi bôi thuốc. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, khiến thuốc không được ngấm sâu vào bên trong.
- Chuồng gà ẩm thấp, ẩm ướt. Như đã nói, điều kiện sống ẩm ướt, thiếu sáng chính là nguyên nhân chính khiến gà chọi bị nấm. Do đó, người nuôi cần phải có các biện pháp sửa sang lại chuồng trại, để phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh nấm mốc ở gà hiệu quả.
- Vẫn tiếp tục om bóp, lau nước gà chọi trong thời gian bôi thuốc. Các tác động này vừa không chỉ gây mất tác dụng của thuốc bôi mà còn khiến tình trạng nấm mốc trở nên nghiêm trọng hơn.
- Gà chưa hết nấm mốc đã mang đi đá hoặc vần gà. Bụi bẩn, các va chạm trong quá trình đá gà trực tiếp hoặc vần gà sẽ khiến vết thương càng trở nên nặng hơn.
Hướng dẫn chữa mốc cho gà chọi bằng phương pháp dân gian
Trong bài viết này, người nuôi gà chọi sẽ học được cách sử dụng rễ cây Bạch Hạc ngâm rượu để chữa mốc cho gà. Rễ cây Bạch Hạc được rửa sạch, để ráo nước và ngâm trong rượu 40 độ trong thời gian từ 20 – 30 ngày.
Tiếp đến, bạn hãy làm sạch các vết mốc trên cơ thể gà bằng cách dùng bàn chải đánh răng cọ sạch, rồi rửa lại với nước chè khô đậm đặc. Cuối cùng, bạn hãy thoa dung dịch rượu rễ cây Bạch Hạc lên chỗ mốc. Khi thoa, bạn hãy massage đều để thuốc rượu dễ ngấm vào trong. Mỗi ngày, bạn hãy thoa cho gà từ 2 – 3 lần, liên tục trong 4 – 5 ngày sẽ thấy được nhiều tiến triển tốt.
>>> Xem thêm: Bệnh nấm diều ở gà đá và cách chữa trị hiệu quả hiện nay
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh mốc cho gà chọi
Bên cạnh các phương pháp chữa mốc cho gà chọi, người nuôi cũng cần phải biết cách phòng ngừa, để gà chiến của mình luôn có sức khỏe tốt và không phải lao đao khi lâm vào tình cảnh này.
- Thường xuyên vệ sinh, làm sạch cho gà, nhất là gà sau khi đá về hoặc đi vần trở về.
- Đảm bảo chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo và đủ ánh sáng.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến việc chữa mốc cho gà chọi đá gà cựa dao . Người nuôi cần phải chữa trị đúng cách, phòng bệnh phù hợp để có được những chiến kê khỏe mạnh nhất, dũng mãnh nhất.