Gà bị viêm ruột hoại tử cái chết chỉ là sớm hay muộn nếu không được chữa trị đúng cách. Thông thường vấn đề này xảy ra ở hầu hết các độ tuổi, từ gà con, gà đang trong giai đoạn trưởng thành cho đến gà trưởng thành. Vậy nên bản thân kê sư nên tìm hiểu rõ căn bệnh này để tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, kiểm soát số lượng gà chết khi mắc bệnh.
Gà bị viêm ruột hoại tử do đấu?
Cái gì cũng vậy, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân thì mới có thể đưa ra phương pháp giải quyết phù hợp.
Đối với tình trạng gà bị viêm ruột hoại tử, theo như nghiên cứu thì bệnh này do vi khuẩn Clostridium Perfingen Type C gây ra. Ngay sau khi vi khuẩn xuất hiện trong tế bào của chiến kê, nó bắt đầu phá hủy các không gian trong tế bào, dẫn đến hoại tử, chảy máu,…
>>> Xem thêm: Biết ngay những điểm tử huyệt của gà chọi, chơi đá gà trực tiếp không sợ thua
Làm thế nào để nhận biết gà bị viêm ruột hoại tử?
Không phải tự nhiên mà các kê sư chuyên nghiệp luôn khuyến khích người mới dành nhiều thời gian chăm sóc và quan sát gà đá của mình. Thông qua việc quan sát bạn sẽ nhận thấy những thay đổi dù là nhỏ nhất trên biểu hiện của chúng, từ đó phát hiện dấu hiệu bệnh nhanh hơn.
Đối với tình trạng gà bị viêm ruột hoại tử, có hai biểu hiện dễ nhận biết nhất, đó là:
– Gà bỏ ăn, còi cọc, chậm lớn: Gà đang phát triển nhưng bỗng dưng “chững lại” đây hầu như là dấu hiệu đầu tiên và cực kỳ quan trọng mà kê sư không nên bỏ qua. Cũng như con người, khi đau ốm luôn có dấu hiệu chán nản, không muốn ăn uống, kéo theo đó là sút cân. Gà đá khi mắc bệnh này cũng có dấu hiệu tương tự, chúng bỏ ăn, còi cọc, chậm lớn, cánh bị sệ, không di chuyển mà chỉ thích đứng yên một chỗ hoặc nằm một chỗ.
– Phân có lẫn máu: Nghe hơi ghê nhưng việc dựa vào phân gà để đánh giá tình trạng sức khỏe của chiến kê là hoàn toàn khoa học. Nếu phân đặt, sáng màu,… thì đó là biểu hiện tốt, gà ăn uống và phát triển bình thường.
Tuy nhiên nếu phân màu xanh lẫn trắng, phân có mùi hôi tanh, phân loãng, phân có dính máu,… thì chắc chắn là đường ruột của chiến kê đang có vấn đề. Khi nhận thấy tình trạng này, sức khỏe của gà chiến đang nguy cấp, kê sư nên chuẩn bị sẵn tinh thần vì khả năng gà chết là rất cao, cần đầu tư chăm sóc ngay lập tức.
Gà bị viêm ruột hoại tử – Hướng dẫn chữa trị đúng cách, hiệu quả
Vâng, chắc hẳn đây là điều mà các kê sư đang quan tâm nhất – phương pháp chữa gà bị viêm ruột hoại tử hiệu quả. Đối với bệnh này, kê sư cần phải ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi nảy nở, việc đi ngoài nhiều và không ăn uống được sẽ khiến chiến kê mất sức, hãy bù nước, điện giải,… để chúng khỏe hơn, dần hồi phục sức đề kháng.
Phương pháp chữa trị như sau:
– Cách 1: Pha kháng sinh tổng hợp vào thức ăn hoặc nước uống cho gà với liều lượng 1gr/ lít, cho uống liên tục trong 3 – 5 ngày. Ngoài ra sử dụng thêm chất điện giải, vitamin C, vitamin K, gluco,…
– Cách 2: Pha ENROCIN 20% vào nước theo tỷ lệ 1gr/ 2- 3 lít nước hoặc 1gr/ 15 – 20kg thức ăn. Ngoài ra nên bổ sung thêm SORBITOL-VIT, thuốc này hỗ trợ gan loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể, kích thích sự thèm ăn của chiến kê, giúp gà hồi phục từ từ.
– Cách 3: Sử dụng kháng sinh AMOXCOLI hòa vào thức ăn hoặc nước uống theo tỷ lệ 1gr/ 2 lít nước hoặc 1gr/ 15 – 20kg thức ăn. Cho sử dụng thêm BCOMPLEX.
– Cách 4: Hòa AMPICOLIS vào thức ăn hoặc nước uống theo tỷ lệ 1gr/lít nước hoặc 1gr/ 6 – 6kg thức ăn. Áp dụng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày, vì thuốc này sẽ hỗ trợ đường tiêu hóa, trị các bệnh về tiêu chảy, bạch lỵ, tụ huyết trùng,…. Đừng quên bổ sung thêm gluco, muối khoáng và oresol….
Một số vấn đề cần lưu ý khi phát hiện gà bị viêm ruột hoại tử
Ngay sau khi phát hiện chiến kê đang bị viêm ruột hoại tử, kê sư cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tiêu trùng khử độc chuồng nuôi ngay lập tức. Quan trọng nhất vẫn là tách gà bệnh ra chăm sóc riêng, gà khỏe ở một khu vực cố định.
Với những kê sư nuôi theo phương pháp thả lang thì tình trạng bệnh có thể khó kiểm soát hơn. Do gà đi ngoài bừa bãi và những con gà khỏe có thể vô tình mổ thức ăn trúng phân và bị lây nhiễm.
Nên ngoài việc chữa trị cho gà bị viêm ruột hoại tử, đừng quên bổ sung khoáng chất, chất điện giải cho cả đàn để đảm bảo kiểm soát bệnh tốt nhất. Quan trọng là trong giai đoạn này bạn nên quên việc tập huấn hay mang gà đi ra trường đá gà trực tiếp đi, vì tỷ lệ gà thắng là rất khó, cần dành thời gian chăm sóc và chữa trị bệnh dứt điểm rồi mới tính tiếp được.