Khi đá gà cựa dao, đôi chân là bộ phận dễ bị nhiều thương tổn nhất, đặc biệt là gãy chân do lực tấn công mạnh từ móng vuốt và cựa dao. Gà đá bị gãy chân nếu không được chữa trị đúng sẽ khiến chân bị phế hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Đá gà bị gãy chân có nguy hiểm không? Có chết không?
Thực tế, thương tích khi đá gà trực tiếp là điều không thể tránh khỏi, dù là bị nặng hay nhẹ. Có những vết thương nhẹ, bạn chỉ cần xử lý và thoa thuốc sau vài ngày sẽ khỏi. Nhưng có những vết thương nặng phải mất nhiều tháng, nhiều cách chữa trị thì mới phục hồi được.
Trong đó, gà đá bị gãy chân không phải là điều hiếm gặp. Đây là một vết thương không nhẹ nhưng không đến mức gây chết nếu bạn biết cách chữa trị. Việc chữa lành chân cho gà đá là điều rất quan trọng và cần sự tỉ mẩn. Nếu bạn hấp tấp, vội vàng hoặc chữa trị không đúng cách sẽ khiến chân bị liệt, không đi được hoặc không đá được nữa.
4 bước chữa trị gà đá bị gãy chân nhanh khỏi
Cách chữa trị cho gà bị gãy chân không khó. Nhưng cái khó là bạn phải thực hiện đúng thao tác và áp dụng cách chữa trị thích hợp với từng tình huống cụ thể. Xét về nguyên tắc, dù nặng hay nhẹ, cách chữa trị lành chân cho gà đá đều trải qua 3 bước sau đây:
Bước 1: Kiểm tra vết thương gà
Việc kiểm tra vết thương có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì chỉ khi xác định được đúng chỗ bị gãy thì bạn có thể băng bó và chữa trị “đúng bệnh” được. Sư kê có nhiều kinh nghiệm tiến hành sờ nắn, bóp nhẹ khắp chân để tìm vị trí xương bị gãy. Để chắc chắn hơn, bạn có thể mang gà bị chụp X – quang để xác định vết thương và mức độ nghiêm trọng.
Bước 2: Sơ cứu vết thương
Đối với bước này, sư kê cần phải làm sạch và dọn hết lông ở xung quanh vị trí bị gãy. Tuy việc cắt dọn lông gây mất thẩm mỹ về sau nhưng đây là cách tốt nhất để giữ vết thương luôn sạch, không bị nhiễm trùng và chữa trị hiệu quả. Nếu vết thương nặng, bạn hãy cho gà uống ½ viên thuốc giảm đau để gà ổn định và dịu lại.
Bước 3: Chữa trị gãy chân cho gà đá
Đầu tiên, sư kê hãy dùng đá lạnh để chườm chân gà tại vị trí bị gãy trong khoảng 15 phút giúp giảm đau, tránh trường hợp vết thương bị sưng. Đồng thời, khi gà hồi phục có thể hoạt động dễ dàng hơn.
Sau đó, bạn hãy dùng muối sạch đắp vào chân và băng bó lại. Lưu ý, bạn nên cố định chân gà bằng nẹp để tránh trường hợp gà cử động khiến các khớp bị lệch, gây dị tật cho chân về sau. Tần suất thay băng là 3 lần/ ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều. Vì vậy, mỗi lần băng, bạn chỉ nên dùng một lượng muối vừa phải không nên dùng quá nhiều dễ gây tổn hại cho vết thương.
Bước 4: Om bóp chân cho gà đá bị gãy chân
Thông thường, thời gian băng chân kéo dài khoảng từ 2 – 3 tuần hoặc có thể lâu hơn nếu vết thương nặng. Bạn hãy kiểm tra chân gà thường xuyên để xác định mức độ hồi phục của vết thương. Nếu thấy gà đã đi lại bình thường thì bạn có thể tháo băng và chuyển sang om bóp thuốc cho gà như om bóp nghệ, rượu, mật ong,… sẽ giúp phục hồi nhanh hơn.
Gà đá bị gãy chân khi nào mới hoạt động lại bình thường?
Thực tế, thời gian để chân gà trở lại bình thường dài, ngắn đều phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của vết thương. Thông thường, bạn phải chữa trị và chăm sóc liên tục ít nhất khoảng từ 2 – 3 tháng mới hiệu quả.
Ngoài ra, để rút ngắn thời gian chữa trị, bạn phải chú ý kỹ lưỡng để chế độ ăn, luyện tập của gà. Gà bị gãy chân cần được nuôi nhốt riêng để tránh bị gà khác tác động. Khẩu phần ăn của gà nên bổ sung thêm các loại vitamin, canxi,… và tránh cho gà ăn nhiều thịt bò, hải sản để tránh dư thừa đạm, gây phù nề về sau.
Trong suốt thời gian chữa trị, bạn không nên cho gà cử động quá nhiều và không luyện gà. Khi gà mới hồi phục, bạn có thể cho gà thực hiện các bài tập chạy trong thời gian ngắn để chân được cử động tốt hơn. Ngược lại, các bài tập bật nhảy, hẫng chân tự do,… hoàn toàn không tốt cho chân gà ở giai đoạn đầu.
Tóm lại, chữa trị cho gà đá bị gãy chân không phải là chuyện đơn giản. Bạn cần phải thực hiện đúng để chân gà mau lành, không bị dị tật và có thể nhanh chóng quay trở lại trường đấu.