Gà rừng là giống gà tự nhiên có sức khỏe tốt, thân hình cường tráng và vô cùng hiếu chiến. Vì vậy, việc bắt loại gà này về thuần dưỡng và huấn luyện là điều mà các tay chơi gà thường áp dụng. Bạn cũng muốn được sở hữu một chiến binh như vậy? Vậy thì, bạn hãy học ngay những kinh nghiệm đi bẫy gà rừng dưới đây để có những chú gà ưng ý nhất.
Kinh nghiệm đi bẫy gà rừng bằng gà mồi
Đây chính là một kinh nghiệm quan trọng được đông đảo người săn gà rừng áp dụng. Nguyên lý của kinh nghiệm này là lợi dụng tính hiếu chiến và tập tính thích làm chủ của gà rừng. Do đó, khi có bất kỳ sự xâm nhập lạ nào vào lãnh thổ của chúng thì gà cũng sẽ tấn công để đuổi đi.
Gà mồi để nhử gà rừng là loài gà mồi lai giữa gà rừng và gà tre. Bởi giống gà này có tiếng gáy to, rõ ràng và không rụt rè. Do đó, nó sẽ dễ dàng dẫn dụ gà rừng vào bẫy mà bạn đã sắp xếp từ trước. Tốt nhất, bạn không nên chọn giống gà được thuần dưỡng. Bởi chúng thường khá nhút nhát và rụt rè, nên dễ bỏ chạy khi gà rừng xuất hiện.
Sau khi chọn được gà mồi, bạn hãy đặt gà và bẫy tại bãi đất trống rộng rãi để bắt gà dễ hơn. Khi gà mồi cất tiếng gáy sẽ thu hút sự chú ý của gà rừng. Bạn chỉ việc nấp vào chỗ kín, giữ im lặng và chờ “con mồi” của mình xuất hiện.
Khi thấy kẻ lạ, gà rừng sẽ lao vào tấn công. Những “cú đá trời giáng” của gà rừng sẽ làm chiếc bẫy nhanh chóng sụp xuống để nhốt nó lại. Kinh nghiệm đi bẫy gà rừng hiệu quả nhất là bạn nên nhanh chóng chạy ra bắt gà ngay khi gà rừng đã dính bẫy. Bạn đừng nên chờ đợi lâu bởi nó có thể gây tổn thương cho gà mồi có bạn.
>>> Xem thêm: 5 điều bạn nên biết về bệnh APV ở gà
Kinh nghiệm đi bẫy gà rừng bằng bẫy giò
Đây là loại bẫy gà dễ làm nhất với tỷ lệ thành công cũng khá cao. Bẫy được làm bằng dây thép nên rất chắc chắn và không bị đứt khi gà giãy giụa.
Đầu tiên, bạn hãy dùng dây thép để làm thành một chiếc thòng lọng hình tròn. Bạn nên làm khoảng 20 chiếc như vậy để tăng xác suất gà dính bẫy.
Hai đầu của thòng lọng được nối với một cọc dài 30cm cắm xuống đất. Khi gà bị vào khu vực đặt bẫy, chân gà chạm vào các sợi dây thép khiến thòng lọng bị siết lại và bắt dính chân gà. Bạn hãy nhanh chóng ra bắt gà để tránh việc gà bị thương khi cố gắng tháo chạy khỏi bẫy.
Kinh nghiệm đi bẫy gà rừng bằng cách kết hợp mồi và bẫy giò
Kinh nghiệm đi bẫy gà rừng này có phần hơi tốn kém và mất nhiều thời gian để bố trí. Nhưng tỷ lệ thành công sẽ cao hơn nhiều so với việc sử dụng các cách riêng lẻ. Bởi nếu gà không bị sập chuồng thì cũng bị dính bẫy thòng lọng dưới chân.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý đặt bẫy giò so cho gà mồi không mắc bẫy. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên đặt bẫy giò xung quanh, tránh đặt ở trung tâm để không làm gà mồi bị thương. Do đó, dù gà rừng xuất hiện từ phía nào thì cũng sẽ nhanh chóng mắc bẫy. Ngoài ra, chiếc bẫy kết hợp này còn giúp bạn bắt được nhiều gà cùng lúc.
Tóm lại, bạn đã biết mình nên bẫy gà rừng như thế chưa? Hy vọng rằng những kinh nghiệm đi bẫy gà rừng trên đây sẽ giúp bạn nhanh chóng có được “chú gà cưng” của mình. Nếu bạn quan tâm đến những thông tin về gà và các trận đá gà trực tiếp thì hãy theo xemdagacampuchia.com để cập nhật thêm nhiều tin tức hay nhất nhé.