Những đặc điểm nhận dạng linh kê dị tướng không phải ai cũng biết

0
777

Đối với mỗi kê sư nuôi gà đá mà nói thì chỉ mong muốn sở hữu được những chiến binh thực thụ, đem lại chiến thắng trong các trận đá gà trực tiếp. Bên cạnh việc huấn luyện hay chọn tông dòng, thì chúng tôi sẽ giúp bạn nhận dạng những linh kê dị tướng thông qua các đặc điểm dưới đây. Hãy quan sát xung quanh bạn xem, biết đâu chính bạn đang nắm giữ một chiến kê tuyệt vời thì sao.

Gà đoản lưỡi – Linh kê dị tướng không nên bỏ qua

Gà đoản lưỡi hay còn được biết đến với tên gọi khác là gà lưỡi rùa. Đặc điểm nhận dạng là chúng có phần lưỡi khá ngắn, nếu không muốn nói là khó nhận thấy, chúng thụt sâu vào bên trong khoang miệng. Chính phần lưỡi ngắn đã khiến cho chúng có giọng gáy rất lạ và đặc trưng.

linh kê dị tướng
Gà đoản lưỡi

Mặc dù “dị” về ngoại hình nhưng chúng lại là những chiến binh thực thụ, sở hữu lối đá hay và ấn tượng. Chúng thường dành ưu thế trong các trận đấu và đem lại thắng lợi cho kê sư.

Gà đoản lưỡi
Miệng hôi

Ở một vài nơi, gà đoản lưỡi còn được biết đến với tên gọi khác như gà cá sâu. Vì tiếng gáy của chúng nghe như tiếng thở của cá sấu. Hầu hết ở những bài viết trước chúng tôi đều khuyên anh em không nên chọn gà có ké, miệng hôi, nhớt,…. Nhưng gà đoản lưỡi thì khác, miệng của chúng khá hôi, nhưng không ảnh hưởng đến thành tích mà chúng mang lại.

Gà lông voi – Đặc điểm nhận dạng linh kê dị tướng

Lông voi hay tượng mao cũng được xem là một dị tướng thường thấy ở các linh kê. Chiều dài lông thường từ 3 – 5cm, thường mọc ở phần cánh hoặc đuôi gà. Lông voi chỉ xuất hiện khoảng 1 – 2 cái chứ không nhiều.

Gà lông voi nằm trong danh sách linh kê dị tướng, cả trăm ngàn con mới có được 1 con. Tuy nhiên đều đáng nói ở chỗ là nhiều kê sư tập trung tìm gà mái lông voi hơn là gà trống. Những con gà mái sẽ được sử dụng để lai tạo và tạo nên những chiến kê có tướng tốt, đá giỏi….

linh kê dị tướng
Gà lông voi

Có thể nhiều người không biết nhưng lông voi được chia làm ba loại cơ bản, với các đặc điểm khác nhau, gồm:

– Lông nhím: Lông khá cứng và có độ cong nhất định, kích thước của nó gần giống với sợ kẽm nhỏ. Loại lông này có độ bền rất cao, bạn có thể thử bằng cách bẻ cong sợi lông, chúng vẫn trở về hình dáng ban đầu mà không bị gãy.

– Lông thép: Lông voi thép so với lông nhím thì kích thước lớn hơn, độ cứng cũng cao hơn.

– Lông thép: Đặc điểm dễ nhận dạng nhất là phần lông xoắn lại như lò xo. Khi kéo căng sợi lông rồi thả ra thì nó vẫn quay trở về hình dáng ban đầu.

>>> Xem thêm: Gà tơ vỡ đòn nguyên nhân do đâu? Hướng dẫn cách chữa gà bị vỡ đòn

Gà song linh – Linh kê dị tướng hiếm có khó gặp

Gà song linh cũng nằm trong danh sách linh kê dị tướng hiếm có khó gặp. Chúng còn được biết đến như gà sinh đôi (một trứng nhưng 2 lòng đỏ, nở ra 2 con gà giống nhau).

Gà song linh
Gà song linh

Đối với gà song linh thì chỉ nên cho một con đi đá, con còn lại thì nhốt ở chuồng. Nếu con ở nhà mà gáy, đập cánh liên hồi thì con đi ra trận chắc chắn sẽ giành thắng lợi trở về. Ngoài bản tính vốn có, lì đòn và hung hăng, lối đá hay và nổi bật thì gà song linh còn hỗ trợ tinh thần cho nhau rất tốt, dù nuôi chung chuồng cũng không sợ đá nhau.

Linh kệ dị tướng gọi tên gà tử mị

Sẽ thực thiếu xót nếu nhắc đến những linh kê dị tướng mà bỏ qua gà tử mị – hay còn được gọi là gà giả chết. Đặc điểm dễ nhận biết ở giống gà này đó là không ngủ trên cây mà ngủ dưới đất với tư thế rất là “khó đỡ”. Nhìn chẳng khác gì là gà chết vậy.

linh kê dị tướng
Gà tử mị

Khi ngủ hai cánh buông thỏng ra hai bên hoặc xòe ra. Tư thế nằm bẹp trên đất, chân duỗi thẳng – chân khác thì cong lại. Nếu gà ngủ trên cây thì thường chúc đầu xuống phía dưới.

Gà tử mị khi mới tham gia vào trận đấu thường không được đánh giá cao, chúng không linh hoạt cho lắm và tạo cảm giác như sắp thua. Nhưng vào giữa trận, khi đã nắm bắt được nhịp độ chúng đá hay hơn, tung ra những đòn độc và hiểm khiến đối thủ không kịp trở tay.

Gà nhật nguyệt – Cựa hai màu khác nhau

Nếu bạn đang sở hữu gà nhật nguyệt với hai cựa màu khác nhau thì xin chúc mừng, bạn đang nắm trong tay linh kê dị tướng. Dòng gà này nổi bật với lối đá nhanh gọn, hiểm, độc, kết hợp với cựa nữa thì chẳng khác gì “hổ chắp thêm cánh”. Đối thủ mà bị trúng đòn thì tỷ lệ sống sót rất thấp.

Gà nhật nguyệt
Gà nhật nguyệt

Cựa gà nhật nguyệt thường có màu nửa trắng nửa đen hoặc một cựa màu trắng, một cựa màu đen.

Tạm kết

Phía trên là những đặc điểm nhận dạng linh kê dị tướng, chiến kê của bạn có sở hữu yếu tố nào ở trên hay không? Muốn biết thêm các đặc điểm nhận biết linh kê dị tướng hay, hãy theo dõi thêm bài: 7 cách nhận biết gà linh kê thần kê nhé! Chúc anh em có thêm những kiến thức hữu ích sau bài viết này!