Với người không nuôi gà sẽ khá ngạc nhiên, tại sao phải cắt tích gà – chăm sóc gà sau khi cắt tai? Nhưng với dân trong nghề chắc hẳn hiểu rõ vì sao phải làm như vậy. Nói chung thì việc cắt tai gà không khó, nhưng nếu chưa thực hiện lần nào sẽ gặp chút khó khăn. Bài viết này chủ yếu hướng dẫn anh em cách cắt tai gà đá đơn giản ngay tại nhà.
>>> Xem thêm: Xem hình dáng gà đá cựa sắt hay dở thông qua chân cực đơn giản
Tại sao phải cắt tích gà?
Trước khi hướng dẫn cách cắt và chăm sóc gà sau khi cắt tai thì Xemdagacampuchia.com sẽ giải thích vì sao lại cắt tai gà.
Đỡ vướng víu
Tai gà ở đầu thực chất được gọi là dái tai. Trên thực tế nó không phải là bộ phận quan trọng gì. Nhiều con còn phát triển tai rất dài, dẫn đến vướng viu trong quá trình sinh hoạt, nhất là khi đá gà trực tiếp, vô tình che tầm nhìn, ảnh hưởng đến trận đấu.
Dễ bị đối thủ cắn
Không chỉ che khuất tầm nhìn, phần dái tai quá dài rất dễ bị đối thủ cắn, mổ trong quá trình thi đấu. Nếu chảy máu mà không được xử lý kịp thời sẽ khiến chiến kê mất sức dần. Kết quả thì không cần nói cũng biết, chắc chắn “lành ít dữ nhiều”.
Tăng tính chuyên nghiệp
Kê sư nuôi gà đều có một phong cách riêng trong việc chăm sóc gà của mình. Nhìn chung thì ai cũng muốn gà đá của mình trông “bảnh bao” nhất trong đám. Vì nhiều người còn nuôi gà để bán, do đó ngoại hình rất quan trọng.
Việc cắt tai cho gà không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp kê sư khẳng định được sự chuyên nghiệp của mình.
Bạn đọc đã hiểu tại sao phải cắt tích gà chưa nào? Tiếp theo hãy cùng đến cách cắt tai gà đơn giản ngay tại nhà.
Hướng dẫn cắt tai gà và chăm sóc gà sau khi cắt tai
Mẹo cắt tai gà
– Cắt với dây chun: Cách cắt này khá tiết kiệm về chi phí, vì dây chun có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Hơn nữa là thực hiện đơn giản, không lo chảy máu. Nhưng bù lại là cắt hơi tốn thời gian, thậm chí lên đến 1 tuần mới xong.
Thực hiện rất đơn giản, lấy dây chun sát trùng qua cồn, sau đó buộc thật chặc ở phần dái tai muốn cắt. Cứ để như vậy khoảng 1 – 2 tuần thì nó tự rụng. Khá đơn giản phải không nào?
– Cắt với kéo: Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, nhanh chóng, dễ thực hiện, nhanh. Nhưng nhược điểm là phải đảm bảo độ chính xác, chắc chắn sẽ chảy máu, ai sợ thì nên chuẩn bị tinh thần.
Nhớ sát trùng kéo trước rồi mới thực hiện nhé, tránh nhiễm vi khuẩn. Trước khi cắt nhớ vần bò, bấm bóp ở phần dái tai gà để nó quen với cảm giác đau. Sau đó mới cắt. Đồng thời chuẩn bị sẵn thuốc, bông băng để cầm máu.
– Cắt với dao lam: Cũng giống như cắt với kéo, biện pháp này nhanh, vật liệu cắt cũng dễ kiếm. Nhưng nhược điểm là nếu không cắt chính xác phải cắt lại 2 – 3 lần, từ đó là gà chảy máu nhiều và hoảng sợ.
Kê sư cũng nhớ khởi động, vò véo phần dái tai cho gà quen với cảm giác đau. Sau đó cầm chuẩn rồi cắt 1 đường là tốt nhất. Tránh làm nhiều lần.
Cách chăm sóc gà sau khi cắt tai
Với phương pháp bằng dây chun thì gà chỉ hơi khó chịu thôi chứ không đau đớn, nên việc chăm sóc cũng khá đơn giản. Nhưng với hai cách còn lại thì phải đảm bảo việc cầm máu và sát khuẩn trước, tránh tình trạng mất máu hay nhiễm khuẩn.
Ngoài ra nhớ bổ sung thêm thịt bò vào bữa ăn của chúng để tăng máu, trả lại lượng máu đã mất khi cắt tai. Đừng tắm liền cho gà cũng như cho chúng cáp độ, tập luyện nhé. Vì sức khỏe lúc đó vẫn chưa ổn định.
Kê sư đã nắm được cách chăm sóc gà sau khi cắt tai cũng như các cách cắt tốt nhất hiện nay chưa nào? Chúc mọi người thành công.