Khi nuôi gà đá, chắc hẳn các kê sư sẽ gặp tình trạng gà cắn mổ nhau. Vậy bạn có biết vì sao lại như vậy không? Cách khắc phục như thế nào? Liệu việc cắn mổ nhau của gà đá (Đá gà trực tiếp) có nguy hiểm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Mẹo vặt: Hướng dẫn bảo quản thuốc cho gà cực đơn giản
Vì sao gà cắn mổ nhau?
Đối với tình trạng gà cắn nhau, trên thực tế đây là bản tính tò mò của chiến kê. Khi thấy cái gì đó hay thích thú với mọi thứ xung quanh, nó sẽ dùng mỏ để mổ, khám phá. Một trong những thứ ‘kích thích’ khả năng tò mò của gà đá nhất chính là màu đỏ.
Vậy nên trong quá trình nuôi chiến kê, bạn sẽ thấy chúng thường cắn mổ ở vị trí mào của nhau. Ngoài ra thì vị tanh và mùi thịt cũng rất kích thích chúng.
Bên cạnh yếu tố bản tính thì việc nuôi nhốt gà ở diện tích hẹp cũng là nguyên nhân thường thấy của việc cắn mổ nhau.
Gà cắn mổ nhau có nguy hiểm không?
Khi gà cắn mổ nhau, nó gây ra các vết thương nhỏ, nhìn chung không đáng kể. Tuy nhiên nếu lượng gà tập trung mổ vào một con duy nhất sẽ rất nguy hiểm.
Đối với gà đá trực tiếp về bị thương, bị chảy máu,… các sư kê tốt nhất nên nuôi nhốt riêng. Nếu nuôi chung với những con gà khác, chúng sẽ thi nhau mổ ở vị trí vết thương, thậm chí là gây chảy máu nhiều và chết gà.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng gà mổ nhau?
Nuôi gà đá nên tách làm chuồng riêng, hạn chế nuôi chung. Vì không chỉ cắn mổ nhau chúng sẽ đá nhau mỗi ngày, đến tuổi ra trường thì coi như hư hết chiến kê, không chơi được nữa.
Riêng với những gà đá bị thương bắt buộc phải nuôi tách riêng, thứ nhất là đảm bảo an toàn cho chiến kê, thứ hai là không làm ảnh hưởng đến nét đá của gà sau này. Nhiều gà chiến sau khi bị thương được nuôi gần những con gà khỏe mạnh khác. Chúng sợ hãi, nhảy loạn xạ trong chuồng làm hư hỏng lông. Sau này khi khỏe hẳn đã không còn hay như xưa.
Trên thực tế, gà cắn mổ nhau là do bản tính tò mò của chúng. Nhưng nếu không kiểm soát vẫn rất nguy hiểm. Hy vọng các kê sư đã có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình nuôi gà đá. Đừng để gà chết mà không biết nguyên nhân do đâu nhé. Đừng quên like & share trang của chúng tôi để cập nhật những kỹ năng nuôi gà đúng và hay nhất!