Gà bước vào giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi cách chăm sóc và nuôi rất quan trọng. Vì đây là giai đoạn chiến kê phát triển toàn diện, có thể xổ và cho tập thể lực để ra trường. Vậy nuôi gà đá & chăm sóc gà ở giai đoạn này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Chia sẻ cách trị gà đá biếng ăn khi bước vào giai đoạn xổ
Nuôi gà đá ở giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi
Để giúp các sư kê đỡ rối khi chăm gà ở giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi, chúng tôi sẽ liệt kê những danh sách cần làm, cụ thể:
1. Xổ lãi cho gà
Gà đến 7 tháng tuổi phải xổ lãi một lần nữa. Thường thì một vòng đời của gà phải xổ lãi định kỳ 3 – 4 lần. Lần đầu là 2 tháng tuổi, lần thứ hai là 4 tháng tuổi, lần thứ 3 là 7 tháng tuổi. Khi gà đá phát triển toàn diện, ra trường mà có dấu hiệu thì xổ lãi tiếp vẫn được. Việc xổ lãi không có tác dụng phụ nên các sư kê cứ yên tâm.
Để xổ lãi cho gà có rất nhiều thuốc, nhưng gà ở giai đoạn 7 tháng tuổi thì nên dùng thuốc viên. Anh em cứ ra tiệm thú y mua thuốc xổ lãi cho mèo. Một viên bình thường thì dùng cho mèo 5kg. Giờ áp dụng cho gà thì phải phân theo hạng cân mà cho uống cho đúng. Tránh trường hợp sốc thuốc.
Gà 7 tháng tuổi thường rơi vào khoảng 1kg – 1.7kg, nghĩa là cho uống ¼ viên là tốt nhất.
2. Nuôi gà đá 7 – 9 tháng tuổi với khẩu phần ăn khác biệt
Ở mỗi giai đoạn khẩu phần ăn của chiến kê sẽ có sự khác biệt. Với sư kê nào vô mồi cho gà thì nuôi theo kiểu vô mồi. Còn sư kê nào nuôi theo chế độ dùng cám thì áp dụng như sau:
Trộn 5kg cám nuôi gà cao cấp với 1kg lúa (đã ngâm và phơi khô) và 1kg đậu xanh. Nghĩa là hỗn hợp này có thể dùng cho nhiều gà đá cùng lúc chứ không phải cho một chiến kê ăn với lượng này nhé. Cho ăn kiểu này thì tăng cân lắm.
Bước vào giai đoạn phát triển gà rất dễ mập, nhớ đảm bảo liều lượng thức ăn cho phù hợp. Trong thành phần cám gà đã có đầy đủ mồi nên sư kê không phải lo chiến kê của mình không có đủ chất.
3. Chăm sóc gà đá ở giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi
Gà ít nhất phải 9 tháng tuổi mới cho tập thể lực rồi vô chế độ xổ. Còn gà mới 7 – 8 tháng tuổi cứ tập trung chăm sóc thôi.
Anh em nhớ vô nghệ cho gà, nó vừa giúp da của chiến kê dày hơn, giảm thiểu sự đau đớn khi đi đá gà trực tiếp bị đối thủ đá trúng. Vừa giúp chiến kê sở hữu bộ lông dày, mềm mượt.
Nên tắm rửa cho gà thường xuyên để loại bỏ bệnh tật cũng như virus ký sinh trên lông. Nhiều sư kê thường tắm rồi mới phơi gà. Riêng tôi thì khuyên anh em nên cho gà nghỉ ngơi sau khi cho chạy bội, vần hơi,… rồi mới tắm. Tắm xong thì nhớ tìm chỗ có nắng mà phơi để gà không bị cảm. Nếu thời tiết lạnh, có mưa, không phơi được thì nhớ dùng máy sấy sấy khô cho gà.
Đồng thời vệ sinh máng ăn máng uống và chuồng nuôi thường xuyên để không ủ bệnh rồi bùng phát một lần.
4. Nuôi gà đá quan trọng nhất vẫn là quan sát
Ngoài những vấn đề ở trên thì khi nuôi gà đá, không chỉ ở giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi mà bất kỳ độ tuổi nào cũng vậy, vai trò quan sát của sư kê rất quan trọng. Biết cách quan sát và nhận biết những dấu hiệu bị bệnh ở gà sẽ giúp bạn chủ động điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Hay khi gà đạt đủ tuổi ra trường, đi đá mà không đủ ký thì nguyên nhân là do khẩu phần ăn hoặc các vấn đề về đường ruột.
Nuôi gà đá không hề đơn giản. Nhưng hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ phần nào giúp các sư kê dễ dàng hơn trong việc theo đuổi đam mê của mình.