Gà phù mặt, đau mắt, đậu đen nên chữa như thế nào?

0
1458

Bạn phát hiện chiến kê có mình có dấu hiệu phù mặt, sưng mặt; đau mắt, mắt có nước, mũi có nước… nhưng không rõ nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào? Vậy thì hãy dành chút thời gian để tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Gà đá trực tiếp hôm nay

Nguyên nhân gà bị phù mặt, đau mắt,…

Gà bị phù mặt, sưng mặt có hai loại.

– Loại 1: Nếu gà bị sưng mặt, sưng mắt, chảy nước mũi, mắt có màn trắng, miệng nhớt, đi phân xanh phân trắng, thậm chí là chết.. thì gọi dịch tả, cúm gà. Bệnh này thì không chữa được. Chỉ có thể phòng bệnh cho gà ngay từ nhỏ.

Bạn có thể tham khảo thêm bài: Ăn không tiêu, phân trắng – phân xanh (dịch tả), chữa như nào? để hiểu rõ hơn.

Gà bị sưng mắt nhẹ

– Loại 2: Tình trạng sưng mắt, sưng mặt bình thường. Đối với trường hợp này thì có thể chữa được. Nguyên nhân thì có thể do bị cảm, trúng nước,…. Nhẹ thì sưng mắt đơn giản. Còn nặng thì có thể chảy nước mắt, nước mũi. Mỗi loại thì có cách trị khác nhau.

Hướng dẫn trị gà bị phù mặt, đau mắt từ nhẹ đến nặng

1. Gà bị sưng mặt nhẹ

Vimefloro

Sử dụng vimefloro chích trực tiếp cho gà. Riêng đối với gà nhỏ, khoảng 3 tháng tuổi trở xuống thì không nên dùng thuốc. Còn trên thì sử dụng bình thường.

Lưu ý là tùy cân nặng của gà mà sử dụng liều lượng phù hợp. Chích trực tiếp vào lườn gà. Áp dụng liên tiếp 4 – 5 ngày, mỗi ngày/ lần là hết.

2. Gà bị phù mặt, sưng mắt, lỗ mũi có nước hôi

Đầu tiên nên vệ sinh sạch sẽ cho gà bằng nước muối. Nhất là chỗ bị sưng với chảy nước mũi, nước mắt.

Dùng tăm bông vệ sinh miệng gà lấy nhớt

Sử dụng tăm bông ve tai của người để vệ sinh phần miệng gà, phần kẽ hở càng rộng thì bệnh còn nặng. Lấy tăm bông loại bỏ hết nhớt (như hình). Rồi sử dụng vimefloro để giảm sưng mặt – sưng mắt. Rồi dùng Linco-S để trị xổ mũi – cũng chích vào lườn cho chiến kê.

Sử dụng tiêm 1cc, kéo thuốc lên số 3.5 (Đối với gà 1 kg – nếu cân nặng cao hoặc giảm hơn thì điều chỉnh cho phù hợp). Lưu ý vệ sinh cho gà hàng ngày trước khi chích để giảm viêm nhiễm.

Gà bệnh đậu đen cho nên chữa như thế nào?

Bệnh đậu đen thường xuất hiện ở gà 4 – 5 tháng tuổi. Dấu hiệu nhận biết là những vết mụn màu đen ở cổ, đầu, tiếp đến là thân, cánh,..

Lưu ý khi gà bị bệnh đậu đen sẽ kỵ nước. Tuyệt đối không tắm hay cho gà đụng nước. Nên tách riêng ra, để ở nơi thoáng mát.

BIO-SULDOX

Trong trường hợp số lượng gà bị bệnh đậu đen nhiều thì sử dụng BIO-SULDOX pha với nước cho gà uống.

Liều lượng là 1 muỗng cà phê nhỏ với 1 lít nước. Cho gà uống 1 tuần lễ thì phần mụn đầu đen sẽ khô và tự hết.

Đối với trường hợp gà bị bệnh đậu đen nặng, bị lan hết cả mặt thì đừng lột ra. Gà sẽ chảy máu, nhiễm trùng vết thương mà chết. Cũng sử dụng BIO-SULDOX (1 muỗng cà phê) với một xị nước. Dùng bơm 1 cc bơm 3 ống cho gà. Không nên sử dụng ống bơm quá lớn, gà rất dễ bị nghẹt nước và dẫn đến chết.

Dùng khoảng 4 – 5 ngày, mụn đậu đen tự động xệp xuống và bong tróc dần. Đơn giản mà hiệu quả rất cao.

Đó là cách trị gà bị phù mặt, đau mắt cũng như bệnh đậu đen cho gà. Hy vọng các sư kê đã có thêm những kiến thức hữu ích. Like và share trang để cập nhật kiến thức nuôi gà tốt nhất từ Xemdagacampuchia.com nhé!