Cách Trị Mạc (bọ) Cho Gà Đá Hiệu Qủa không dùng thuốc

0
4835

Chào các bạn!
Chắc có thể ai trong chúng ta đã từng nuôi gà đều không ít nhiều ái ngại khi gà bị MẠC, gây nhiều khó chịu cho người nuôi và con gà cưng của mình. MẠC là loại ký sinh trùng sống bám trên cơ thể gà và hút chất dinh dưỡng qua lớp da gà để sinh xôi nãy nở và phát triển . MẠC được sinh ra trong điều kiện dơ bẩn của nơi ở và nơi sinh sản của gà

trị mạc cho gà đá
trị mạc cho gà đá

Có rất nhiều tác hại do MẠC gây ra như là:

  • Làm cho con gà bị gầy ốm.
  • Lông không được bóng mượt và phát triển không như ý.
  • Gá mái bỏ ổ ấp đi ra ngoài
  • Gà con mới nở bị MẠC cắn có khi đến chết.
  • Đối với người thì bị MẠT cắn củng khó chịu như muổi chích. Có cảm giác ghê sợ…
  • Nếu không khéo MẠC có thể chui vào quần áo, lổ tai gây các bệnh nguy hiểm.

Có rất nhiều cách dân gian hay dùng cả khoa học để trị MẠC cho gà như: dùng lá xả, lá thuốc ( nguyên liệu làm thuốc hút), thuốc long nảo, thuốc xịt muổi….

Nhưng cách mình thấy hữu hiệu nhất là sau mổi lứa gà ấp nên bỏ hết rơm, cỏ…và thay mới hoàn toàn, vệ sinh ổ. Vì như con chim trong tự nhiên sẽ không bao giờ quay lại tổ để đẻ lần thứ 2 bao giờ. Còn gà thì không có cách lựa chọn buộc phải vào ổ củ để đẻ lại.

Sau đây là 1 cách trị MẠC củng khá hay mà mình củng đã thử nghiệm qua ( do 1 người bạn chỉ lại) thấy củng mang lại kết quả rất tốt nên mình muốn chia sẻ cùng anh em.

Dùng lá cây tràm tươi (loại dùng để làm cừ) cột thành từng bó treo chung quanh chuồng gà và củng có thể dùng 1 ít lót trong ổ gà củng được. Kết quả trong vài ngày thì hầu như không có con MẠC nào còn trong chuồng hay trong ổ nữa.

Vì lá tràm có mùi hương tinh dầu nên xua được MẠC 1 cách hiệu quả. Giống như chúng ta dùng dầu nóng thì muổi củng không muốn tới gần. Nhưng cách duy nhất để tránh được các bạn nên chú trong đến khâu vệ sinh là tốt nhất. Nhìn thấy gà tắm cát thì sẻ có 2 nguyên nhân: làm mát cơ thể do thời tiết, rủ bỏ cách loại ký sinh trùng trên cơ thể.

Mình xin phân tích kỹ để các bác khỏi nhầm lẫn:

Cây tràm, cây bạch đàn và cây thầu đâu (sầu đông) là 3 loại cây khác nhau. Đặc điểm chung của 3 loại cây này là chúng đều chứa tinh dầu trong lá.

Cây tràm và cây bạch đàn cùng họ với nhau: họ Đào kim nương (Myrtaceae). Còn cây thầu đâu thì thuộc họ Xoan (Meliaceae) chủ yếu phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam.

Sau đây là phân loại khoa học của chúng:

Cây tràm

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Myrtales
Họ (familia): Myrtaceae
Chi (genus): Melaleuca
Loài (species): M. leucadendra

Cây bạch đàn

Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng):Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Myrtales
Họ (familia): Myrtaceae
Phân họ (subfamilia): Myrtoideae
Tông (tribus): Eucalypteae
Chi (genus): Eucalyptus L’Hér.

Cây thầu đâu
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Sapindales
Họ (familia): Meliaceae
Chi (genus): Melia
Loài (species): M. azedarach

Vài lời chia sẻ cùng anh em. Chúc các bạn nhiều sức khỏe để nuôi gà đẹp.

REVIEW OVERVIEW
Đánh giá
Previous articleHuấn Luyện Gà Đá Cựa Sắt
Next articleXem Màu Mạng Gà Đá Cựa Sắt Chi Tiết Nhất
cach-tri-mac-bo-cho-ga-da-hieu-qua-khong-dung-thuocChắc có thể ai trong chúng ta đã từng nuôi gà đều không ít nhiều ái ngại khi gà bị MẠC, gây nhiều khó chịu cho người nuôi và con gà cưng của mình. MẠC là loại ký sinh trùng sống bám trên cơ thể gà và hút chất dinh dưỡng qua lớp da gà để sinh xôi nãy nở và phát triển . MẠC được sinh ra trong điều kiện dơ bẩn của nơi ở và nơi sinh sản của gà